|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Được bảo hộ nhãn hiệu, 'Chuối Lào Cai' có cơ hội mới

08:02 | 15/05/2019
Chia sẻ
Sản phẩm “Chuối Lào Cai” được cấp văn bằng bảo hộ đã đưa tổng số sản phẩm được công nhận nhãn hiệu tại Lào Cai lên 213.

Ngày 14/5, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Lào Cai bắt đầu cấp thí điểm quyền sử dụng nhãn hiệu “Chuối Lào Cai” cho các nông dân ở “thủ phủ” chuối Bản Lầu (Mường Khương) của tỉnh, mang về cơ hội mới cho người trồng chuối của Bản Lầu nói riêng và của toàn tỉnh Lào Cai nói chung.

Được bảo hộ nhãn hiệu, Chuối Lào Cai có cơ hội mới - Ảnh 1.

Sản phẩm Chuối Lào Cai chính thức được bảo hộ nhãn hiệu

Từ nhiều năm nay, cây chuối đã trở thành loại cây xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân địa phương. Tuy nhiên, do thị trường tiêu thu chủ yếu phụ thuộc vào Trung Quốc nên giá cả bấp bênh, sản xuất không ổn định, có thời điểm được giá ồ ạt trồng tự phát, có thời điểm không bán được lại đem chặt bỏ.Cây chuối thương phẩm được phát triển tại Lào Cai cách đây gần 20 năm. Hiện, toàn tỉnh có trên 2.000 hecta chuối, sản lượng 60.000 tấn/năm, chủ yếu là giống chuối tiêu hồng trồng theo phương pháp cấy mô, tập trung tại các huyện Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai. Riêng tại “thủ phủ” chuối Bản Lầu (Mường Khương) có trên 700 hecta.

Xác định được lợi thế về sản lượng, chất lượng chuối quả của địa phương, đồng thời nhằm giúp bà con tìm hướng đi đúng đắn trong sản xuất, tiêu thụ, Sở Khoa học Công nghệ đã tham mưu cho UBND tỉnh Lào Cai hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Được bảo hộ nhãn hiệu, Chuối Lào Cai có cơ hội mới - Ảnh 2.

Trao quyền sử dụng nhãn hiệu Chuối Lào Cai cho nông dân thủ phủ chuối Bản Lầu

Sau 2 năm thực hiện, nhãn hiệu “Chuối Lào Cai” đã được hình thành, áp dụng cho các nhóm sản phẩm: quả chuối tươi; chuối sấy, mứt chuối và tinh dầu chuối. Từ đây, mở ra cơ hội cho bà con trong xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm, khẳng định chất lượng, ổn định đầu ra, nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường.

Bà Phạm Thị Hồng Loan, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai cho biết, trên cơ sở được công nhận nhãn hiệu, nếu thực hiện đúng lộ trình tiêu chuẩn trong sản xuất, riêng giá trị chênh lệch mặt hàng chuối quả tươi của bà con trồng hiện nay có thể lên tới 60 tỷ đồng mỗi năm so với khi chưa có nhãn hiệu.

Sản phẩm “Chuối Lào Cai” được cấp văn bằng bảo hộ đã đưa tổng số sản phẩm được công nhận nhãn hiệu tại Lào Cai lên 213. Trước đó, nhiều sản phẩm như mận Bắc Hà, su su Sa Pa, quýt Mường Khương, bưởi Múc…sau khi được công nhận nhãn hiệu đã khẳng định được vị thế trên thị trường, mang lại thu nhập hiệu quả cho bà con nông dân địa phương.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

An Kiên

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.