Đưa sản phẩm mẫu tới miệng nhiều người nhất có thể: Bài học khởi nghiệp của chàng trai bán dừa sấy dẻo
Vincent Kitirattragarn là nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của công ty Dang Foods hiểu rằng anh sẽ phải nỗ lực không ngừng trong một khoảng thời gian dài để người Mỹ chấp nhận dừa sấy gòn - món ăn nhẹ truyền thống lấy cảm hứng từ Thái Lan.
"Việc này không giống như việc chúng tôi cải tổ một danh mục sản phẩm lớn như khoai tây chiên và chỉ cần làm cho miếng khoai tây trở nên hấp dẫn hơn". Chúng tôi muốn sáng tạo ra một món ăn mới", Vincent phát biểu.
Nhưng anh khẳng định rằng niềm tin của bản thân vào sức mạnh của thực phẩm đã thúc đẩy sự thành công của công ty.
"Thực phẩm có khả năng kết nối các nền văn hóa lại với nhau vì nó đã hằn sâu vào tiềm thức của mỗi con người", anh nhận định.
Sản phẩm dừa sấy dẻo của Dang Foods trong một siêu thị. Ảnh: Popsugar
Cha mẹ Vincent từng sống ở Thái Lan trước khi tới Mỹ. Anh đặt tên công ty theo tên của mẹ vào năm 2012. Ý tưởng kinh doanh xuất hiện trong tâm trí Vincent khi anh thấy người bạn cùng phòng trầm trồ trước món dừa sấy giòn mà anh chế biến khi anh mở một nhà hàng tạm thời. Nhưng ngay từ đầu, Dang đã phải vượt qua rào cản của sự lạ lẫm.
"Hầu hết người dân Mỹ không có thói quen ăn dừa như một món ăn nhẹ. Họ nghĩ dừa sấy là món nướng kèm theo thanh chocolate hoặc một loại kẹo. Chúng tôi cố gắng giới thiệu dừa sấy giòn là món mà mọi người có thể ăn kèm cùng sữa chua, món salad hoặc kem và thậm chí ăn liền", anh giải thích.
Là một cựu chuyên gia nghiên cứu bền vững, Vincent từng giúp các công ty và các thành phố mua các sản phẩm thân thiện với môi trường. Anh tận dụng mối quan hệ của gia đình ở Thái Lan để tìm nhà cung cấp dừa sấy. Trước khi đóng gói sản phẩm, anh tham khảo ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm.
"Luôn cố gắng hoàn thiện sản phẩm, đón nhận những phản hồi góp ý nhiều lần là việc cần thiết trước khi quảng bá sản phẩm với nhà bán lẻ là chiến lược sẽ làm tăng cơ hội của bạn", anh nói về bài học khởi nghiệp đầu tiên.
Dang Foods cũng đã nỗ lực không ngừng nghỉ để tiếp thị sản phẩm đến các khách hàng tiềm năng nhiều nhất có thể. Vincent ước tính công ty đã phân phối ít nhất 500.000 mẫu trong các cửa hàng hoặc thông qua kênh đăng ký. Chiến lược đó không chỉ giúp quảng bá thương hiệu, mà còn giúp Dang tiếp nhận góp ý từ khách hàng rằng họ muốn mua một loại dừa sấy không đường. Hiện nay dừa sấy không đường là một trong những sản phẩm bán chạy nhất của công ty.
Vincent Kitirattragarn, doanh nhân Mỹ gốc Thái Lan, là người sáng lập công thực phẩm Dang Foods. Ảnh: INC
Theo trang Mintel, các sản phẩm của Dang Foods đã xuất hiện trong 12.000 cửa hàng và công ty dự kiến sẽ tăng thêm 50% số cửa hàng trong năm nay. Cùng với khoai tây chiên là danh mục bán chạy nhất, Dang cũng mở rộng thêm các loại bánh và thanh gạo sấy dẻo, trong đó gói Dang Bar Variety là sản phẩm bán chạy nhất. Công ty đã ra mắt thêm 3 hương vị mới cách đây vài tuần.
"Trong thời gian Dang Foods xuất hiện trên thị trường, ngành công nghiệp thực phẩm Mỹ đã coi dừa không chỉ là một nguyên liệu, mà còn là một hương vị", trang Mintel nhận xét.
Dang đã chứng kiến sự thành công vang dội nhờ tận dụng cội nguồn Thái Lan. Kitirattragarn nhận định Châu Á là nguồn cảm hứng mãnh liệt cho công việc kinh doanh của Dang Foods. Anh nhắc tới bộ phim "Con nhà siêu giàu Châu Á" như một bằng chứng cho thấy người Mỹ sẵn sàng đón nhận văn hoá Á châu.
"Tôi sẽ cố gắng để mọi người thấy rằng trưởng thành ở hai nền văn hóa là một đặc ân. Mọi người không nên xấu hổ về cội nguồn, mà nên tận dụng nó vì đó là yếu tố khiến họ trơ rnene đặc biệt. Với tư cách là giám đốc điều hành công ty, nhiệm vụ của tôi là truyền thông điệp kết nối các nền văn hóa thông qua thực phẩm", Vincent phát biểu."