|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Đưa giải pháp 'cứu' thị trường lúa gạo trước ngày 8/10

08:36 | 07/10/2016
Chia sẻ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, nếu không có đột phá về thị trường, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2016 từ kế hoạch 6,5 triệu tấn sẽ giảm mạnh còn khoảng 5,7 triệu tấn theo đường chính ngạch.
dua giai phap cuu thi truong lua gao truoc ngay 810
Xuất khẩu gạo tháng 9 và 9 tháng sụt giảm 16,4% về khối lượng và giảm 12,5% về giá trị so với cùng kỳ 2015. (Ảnh minh họa: KT)

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu trước ngày 8/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam rà soát tình hình thu mua, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa, đề xuất giải pháp cụ thể, tích cực nhất để thu mua lúa gạo, tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trong tháng 9 năm 2016, lượng gạo xuất khẩu ước đạt 396 nghìn tấn với giá trị đạt 176 triệu USD. Như vậy, khối lượng xuất khẩu gạo 9 tháng ước đạt 3,76 triệu tấn, với 1,69 tỷ USD, giảm 16,4% về khối lượng và giảm 12,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông cho biết, việc thu mua, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa chậm và giá lúa gạo có xu hướng giảm.

"Nếu không có đột phá về thị trường, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2016 từ kế hoạch 6,5 triệu tấn sẽ giảm mạnh còn khoảng 5,7 triệu tấn theo đường chính ngạch", Bộ này nhận định.

Hiện tại, Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với 35,5% thị phần. Tiếp theo là Ghana và Indonesia với thị phần lần lượt là 11% và 9,4%. Bên cạnh các thị trường gia tăng nhập khẩu gạo Việt Nam như Ghana, Indonesia, Angola, các thị trường Philippines, Malaysia, Singapore, Bờ Biển Ngà, Trung Quốc lại giảm mạnh.

Thái Hoàng

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.