|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Dù ‘khát’ vốn đầu tư hạ tầng, Đông Nam Á vẫn không muốn phụ thuộc vào Trung Quốc

12:43 | 18/04/2018
Chia sẻ
Trong “cơn khát” vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, các quốc gia Đông Nam Á đang tìm đến sự hỗ trợ của các đối tác, không còn muốn phụ thuộc vào Trung Quốc.
du khat von dau tu ha tang dong nam a van khong muon phu thuoc vao trung quoc Việt Nam sẽ vượt Singapore trở thành Silicon Valley của Đông Nam Á sau 5 năm nữa
du khat von dau tu ha tang dong nam a van khong muon phu thuoc vao trung quoc Việt Nam nổi lên như câu chuyện kinh tế hấp dẫn nhất Đông Nam Á

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho rằng, các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ cần đến 2.800 tỷ USD để xây dựng cầu đường, cảng và đường sắt trong giai đoạn 2016 – 2030 để duy trì tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo.

du khat von dau tu ha tang dong nam a van khong muon phu thuoc vao trung quoc
Ảnh minh họa. Nguồn: SeongJoon Cho/Bloomberg.

Dù Trung Quốc từ lâu đã tham gia tài trợ các dự án đầu tư này trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường trị giá 1.000 tỷ USD, chính phủ các nước Đông Nam Á vẫn đang tìm kiếm các giải pháp nội tại để thu hút nhà đầu tư nhằm tránh phụ thuộc vào cường quốc kinh tế số 2 thế giới.

Khi quan chức tài chính cấp cao từ 9 nền kinh tế thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhóm họp vào ngày 5/4 tại Singapore để thảo luận nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của khu vực, Trung Quốc chỉ được nhắc đến vỏn vẹn hai lần.

Thay vào đó, cuộc họp do Ngân hàng Thế giới (WB) bảo trợ đã đưa ra danh sách chi tiết các ý tưởng và giải pháp để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.

Giải pháp của các quốc gia Đông Nam Á

Myanmar đang thiết lập ba đặc khu kinh tế và muốn đẩy mạnh phát hành trái phiếu chính phủ.

Indonesia từng yêu cầu các công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí giữ 30% trái phiếu chính phủ. Hiện tại, các công ty và quỹ này có thể lựa chọn giữa trái phiếu chính phủ và chứng khoán thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

Khoảng 30% trong tổng số vốn đầu tư 80 tỷ USD mà Thái Lan dành cho các dự án cơ sở hạ tầng đã quy hoạch và đang xây dựng sẽ cần nguồn tài trợ tư nhân, trong đó có 5% từ thị trường vốn. Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Apisak Tantivorawong cho biết chính phủ nước này dự định sẽ “mở cửa” các quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng cho nhà đầu tư trong vài tháng tới.

Việt Nam, hiện đã có thị trường chứng khoán chiếm hơn 70% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đang nhắm đến thị trường trái phiếu xanh.

Singapore, trung tâm tài chính toàn cầu, đang lập văn phòng phụ trách cơ sở hạ tầng trực thuộc chính phủ. Văn phòng này dự kiến sẽ trở thành trung tâm tài trợ vốn cho các dự án sáng tạo trên toàn khu vực.

Rủi ro từ vốn vay Trung Quốc

Đông Nam Á từ lâu đã hưởng lợi từ nguồn vốn của Nhật Bản. Số liệu của hãng nghiên cứu thị trường BMI Research (Anh) cho thấy, vốn đầu tư của Nhật Bản trong các dự án cơ sở hạ tầng tại Đông Nam Á từ năm 2000 – cả dự án đã hoàn thành và đang triển khai – lên đến 230 tỷ USD, trong khi Trung Quốc chỉ đầu tư khoảng 155 tỷ USD.

Nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc luôn đi kèm những thách thức mà chính phủ các nước Đông Nam Á muốn tránh xa. Dự án cảng Hambantota tại Sri Lanka là ví dụ mang tính cảnh báo về gánh nặng nợ nần khi vay vốn từ Trung Quốc.

Bà Christine Lagarde, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lưu ý một số rủi ro trong phát biểu ngày 12/4 tại Bắc Kinh. Bà Lagarde nhấn mạnh thách thức của “việc đảm bảo rằng Sáng kiến Vành đai và Con đường đi đúng hướng” và cảnh báo nguy cơ dự án thất bại và nguồn vốn bị sử dụng sai mục đích.

Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD) có trụ sở tại Washington, Mỹ ngày 5/3 đã công bố báo cáo cho thấy 8 quốc gia có thể “chịu gánh nặng nợ nần từ việc trợ vốn liên quan đến Sáng kiến Vành đai và Con đường”. Cả 8 quốc gia này đều có tỷ lệ nợ trên GDP cao nghiêm trọng và vay nợ chủ yếu từ Trung Quốc. Một trong số các quốc gia trên là Lào, quốc gia có tỷ lệ nợ trên GDP dự kiến lên đến 70,3% trong năm nay, theo CGD.

Trường Giang