Dự báo giá heo hơi ngày 10/5: Thị trường điều chỉnh tăng?
Giá heo hơi hôm nay chủ yếu tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg. Cụ thể, sau khi hạ nhẹ một giá, thương lái tại Hưng Yên đang thu mua heo hơi ở mức 53.000 đồng/kg, cùng với Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Bình và Hà Nội. Đây cũng là mức giao dịch của tỉnh Thái Nguyên sau khi tăng 1.000 đồng/kg. Mức giao dịch cao nhất khu vực là 54.000 đồng/kg, đang có mặt tại tỉnh Vĩnh Phúc, tăng 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tại miền Trung, Tây Nguyên, giá heo hơi tăng từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg. Cụ thể, giá heo hơi tại hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị là 53.000 đồng/kg, tăng nhẹ 1.000 đồng/kg. Heo hơi tại tỉnh Bình Định đang được giao dịch với giá cao nhất khu vực là 54.000 đồng/kg, ngang bằng với Quảng Ngãi và Lâm Đồng sau khi tăng 2.000 đồng/kg.
Thị trường heo hơi miền Nam hôm nay tăng nhẹ ở một số địa phương. Trong đó, các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Bến Tre và Sóc Trăng cùng tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 53.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại không ghi nhận thay đổi mới về giá.
Một số chuyên gia cho rằng giá heo hơi có thể tăng ở một vài nơi vào ngày mai do thị trường đang có nhiều thay đổi mới theo hướng tích cực.
Bình Phước: Kinh tế tuần hoàn là giải pháp phát triển bền vững
Áp dụng kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang là xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới nhờ những lợi ích cả về kinh tế và môi trường. Do vậy, KTTH đang được xem là ưu tiên hàng đầu trong định hướng phát triển kinh tế của đất nước nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng.
Mô hình nuôi heo theo KTTH vườn - chuồng cũng được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng. Với 20 con heo nái, 6 con heo đực làm giống, mỗi năm gia đình ông Nguyễn Văn Tằm ở thôn 2, xã Long Bình, huyện Phú Riềng xuất bán hơn 200 con heo thịt.
Để không bị ô nhiễm môi trường, ông xây hầm biogas xử lý chất thải. Gas thì phục vụ nấu nướng cho gia đình, còn chất thải chăn nuôi sau khi xử lý dùng bón cho hơn 2ha điều, cà phê và cây ăn trái, theo báo Bình Phước.
Ông Tằm chia sẻ: “Việc tự ủ phân hữu cơ giúp các nông hộ giảm chi phí mua phân bón hóa học xuống còn 10 - 40%. Nhờ giảm thiểu phân hóa học đã giúp cải tạo, làm đất tơi xốp hơn, qua đó hạn chế sâu bệnh, cây trồng phát triển tốt”.