|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Dự báo 8 nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ gói kích thích 350.000 tỷ đồng

11:56 | 08/01/2022
Chia sẻ
Báo cáo của Yuanta Việt Nam đánh giá tác động gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng, theo đó dự báo 8 nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ gói kích thích.

Mới đây, Chính phủ đã trình Quốc hội dự thảo chương trình phục hồi kinh tế-xã hội với quy mô khoảng 350.000 tỷ đồng (tương đương 5,7% GDP) tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

Yuanta Việt Nam: Gói 350.000 tỷ giúp quy mô hỗ trợ của Việt Nam cao hơn các nước đang phát triển tại châu Âu, Mỹ  - Ảnh 1.

Nguồn: CTCK Yuanta Việt Nam.

Quy mô gói hỗ trợ của Việt Nam cao hơn các nước đang phát triển tại châu Âu, Mỹ

Nói về quy mô các gói hỗ trợ tại các nước phát triển, đang phát triển và hiệu quả thực tế, CTCK Yuanta Việt Nam cho biết các nước phát triển đã sử dụng các gói hỗ trợ với quy mô lớn, trung bình khoảng 19% GDP để kích thích kinh tế sau COVID-19. Mức lãi suất điều hành giảm trung bình 62% so với trước dịch.

Điều này khiến tăng trưởng GDP 2021 ước tính đều hồi phục mạnh tại những nước này, so với mức suy giảm của 2020 và mức tăng trưởng của 2019 (trước dịch).

Yuanta Việt Nam: Gói 350.000 tỷ giúp quy mô hỗ trợ của Việt Nam cao hơn các nước đang phát triển tại châu Âu, Mỹ  - Ảnh 2.

Nguồn: IMF, CEPR, YSVN.

Còn tại các nước mới nổi và đang phát triển, chính phủ các nước sử dụng các gói hỗ trợ với quy mô trung bình khá thấp, do điều kiện hạn chế so với các nước phát triển.

Mức hỗ trợ tại các nước mới nổi và đang phát triển ở châu Á thấp hơn hẳn so với châu Âu và châu Mỹ. Mức giảm lãi suất điều hành trung bình khoảng 39% so với trước dịch, thấp hơn các nước phát triển. Ước tính hồi phục kinh tế 2021 nhóm này thấp hơn các nước phát triển.

Theo báo cáo của Yuanta Việt Nam, các nước mới nổi và đang phát triển tại khu vực châu Âu - Mỹ với gói kích thích lớn hơn hồi phục mạnh mẽ hơn trong năm 2021 so với tại khu vực châu Á. Thậm chí sang 2022, kỳ vọng tăng trưởng của các nước châu Á cũng chưa thật sự nổi bật, ngoại trừ Ấn Độ, Thái Lan.

Yuanta Việt Nam: Gói 350.000 tỷ giúp quy mô hỗ trợ của Việt Nam cao hơn các nước đang phát triển tại châu Âu, Mỹ  - Ảnh 3.

Nguồn: IMF, CEPR, YSVN.

Hiện tại tổng gói hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam vào khoảng 5% GDP, nếu gói 350.000 tỷ đồng được thông qua, tổng quy mô gói hỗ trợ sẽ tăng lên khoảng 10,7% GDP.

Mặc dù thấp hơn so với quy mô gói hỗ trợ tại các nước phát triển (67% GDP), Yuanta Việt Nam cho biết gói hỗ trợ của Việt Nam lại cao hơn so với các nước đang phát triển khu vực châu Âu, Mỹ (8%) và các nước trong khu vực (khoảng 4%).

Dựa trên số liệu dự báo về tăng trưởng kinh tế 2021 và quy mô các gói hỗ trợ tương đương tại các nước đang phát triển khu vực Âu, Mỹ, cũng như tác động tích cực của quy mô các gói kích cầu lên tăng trưởng tại các nước phát triển, Yuanta đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2022 sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nhiều khi các gói hỗ trợ được triển khai.

Phòng Nghiên cứu và Phân tích của Yuanta cũng đưa ra những điểm tích cực trong dự thảo gói hỗ trợ lần này. Đó là có sự phân rõ các mục tiêu của từng nhóm giải pháp, nhóm ngành với nguồn vốn hỗ trợ cụ thể.

Yuanta cho rằng, gói hỗ trợ Phục hồi doanh nghiệp (110.000 tỷ đồng) và Hạ tầng, khơi thông nguồn lực đầu tư phát triển (113.850 tỷ đồng) sẽ có tác động tích cực và được triển khai sớm khi nguồn tài trợ từ NSNN mang tính chủ động hơn.

Trong khi giải pháp An sinh xã hội, hỗ trợ việc làm (53.150 tỷ đồng) ngoài các nguồn hỗ trợ từ NSNN còn khoản từ phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, sẽ cần thời gian huy động nguồn vốn hơn vì liên quan tới vấn đề nợ công, lãi suất trái phiếu và nguồn huy động.

Dự báo 8 nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp

Dựa trên quy mô, cấu phần của gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng, Phòng Nghiên cứu và Phân tích của Yuanta cũng nhận định một số nhóm ngành và cổ phiếu được hưởng lợi sau khi gói hỗ trợ được phê duyệt.

Cụ thể, nhóm hưởng lợi từ gói đầu tư hạ tầng - giao thông 103.164 tỷ đồng gồm: Xây dựng hạ tầng (PC1, TCD, LCG, FCN, CII); Vật liệu xây dựng (HT1, BCC, HPG, HSG, NKG).

Nhóm hưởng lợi từ gói từ du lịch - hạ tầng chuyển đổi số 5.686 tỷ đồng gồm: Du lịch (SKG, VJC, HVN, VTR, VTD); Công nghệ viễn thông (FPT, CMG, CTR, FOX, ELC).

Riêng nhóm ngành công nghệ viễn thông được dự báo sẽ còn hưởng lợi từ gói 5.000 tỷ từ Quỹ Dịch vụ viễn thông và 5.000 tỷ từ Quỹ Khoa học – Công nghệ.

Ngoài ra, các nhóm ảnh hưởng tích cực gián tiếp như: BĐS dân cư (KDH, NLG, VHM, HDC, HDG), BĐS KCN (TIP, SZC, LHG,KBC, D2D) theo xu hướng hạ tầng hoàn thiện; Bán lẻ - hàng tiêu dùng (DGW, MWG, FRT, PET) theo xu hướng việc làm hồi phục kích thích tiêu dùng; Ngân hàng (TCB, CTG, VCB, MSB, VIB) nhờ gia hạn các quy định về cơ cấu nợ xấu, động lực kích thích tín dụng, giảm chi phí hoạt động.

Phương Trang

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.