|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

VDSC cảnh báo năm 2022 cẩn trọng với lạm phát giá thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng

15:04 | 09/01/2022
Chia sẻ
VDSC nhận định thực phẩm và xây dựng/nhà ở sẽ là yếu tố chính góp phần vào lạm phát của Việt Nam năm 2022. Do đó cần theo dõi hai biến số này chặt chẽ hơn.

Báo cáo chiến lược năm 2022 của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) chỉ ra nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát năm 2022.

Báo cáo cho biết sự tăng vọt giá hàng hóa đã bắt đầu chững lại nhưng nút thắt trong chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ cần thời gian để giải quyết ở một số khu vực/vùng. 

Trên toàn cầu, các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tình trạng thiếu hụt hiện là ô tô, thiết bị điện, vật liệu, vận tải và xây dựng. 

Trong khi đó, chiến lược “Zero COVID-19” của Trung Quốc có thể tạo thêm rủi ro cho các chuỗi cung ứng. 

VDSC cảnh báo năm 2022 cẩn trọng với lạm phát giá thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng - Ảnh 1.

Nguồn: VDSC.

Báo cáo dẫn nhận định của UNCTAD, chi phí vận chuyển tăng cao có thể truyền dẫn khiến giá nhập khẩu toàn cầu tăng 11,0% và giá tiêu dùng tăng 1,5% trong năm tới. UNCTAD cũng nhận thấy rằng các nước nhỏ phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu sẽ chứng kiến giá tiêu dùng tăng ở mức cao hơn (+7,5%). Theo sản phẩm, đồ điện tử, đồ nội thất và quần áo sẽ tăng giá ít nhất 10%, theo ước tính của UNCTAD. 

VDSC cảnh báo năm 2022 cẩn trọng với lạm phát giá thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng - Ảnh 2.

Nguồn: VDSC.

Sự gián đoạn trong thị trường lao động do đại dịch gây ra đã làm tăng tiền lương, điều này cuối cùng sẽ đẩy lạm phát lên cao. Lạm phát sẽ tạo ra tác động tiêu cực hơn khi giá cả tăng mạnh và nhanh hơn tốc độ tăng lương. 

VDSC kỳ vọng lạm phát sẽ tiếp tục được kiểm soát, với chỉ số CPI trung bình là 3,8% vào năm 2022. Thực phẩm và xây dựng/nhà ở sẽ là yếu tố chính góp phần vào lạm phát của Việt Nam năm 2022. Do đó cần theo dõi hai biến số này chặt chẽ hơn. 

VDSC cảnh báo năm 2022 cẩn trọng với lạm phát giá thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng - Ảnh 3.

Nguồn: VDSC.

VDSC cảnh báo năm 2022 cẩn trọng với lạm phát giá thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng - Ảnh 4.

Nguồn: VDSC.

Theo kịch bản cơ sở của VDSC, áp lực lạm phát sẽ không dẫn đến tăng lãi suất cao hơn, ít nhất là vào năm 2022. 

Do khá nhiều yếu tố tác động đến kỳ vọng lạm phát năm sau, công ty cho rằng quan ngại về giá cả tăng cao sẽ chi phối tâm lý nhà đầu tư. Ngoài ra áp lực lạm phát do chi phí đẩy khi nhu cầu phục hồi làm tăng sức mạnh ấn định giá của các công ty, đẩy chi phí về phía người tiêu dùng.

Anh Đào