Theo Nghị quyết mới ban hành, thuế VAT sẽ chính thức giảm 2 điểm phần trăm từ ngày 1/2 đến hết năm 2022, dự kiến sẽ làm giảm thu ngân sách năm 2022 khoảng 49.400 tỷ đồng.
Chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh lưu ý cần hạn chế ở mức thấp nhất khả năng xảy ra bong bóng với lĩnh vực bất động sản và chứng khoán khi tiền từ các gói hỗ trợ chảy vào thị trường.
Đối với chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 8%, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh lưu ý cần phải giảm theo đúng mục tiêu, trúng ngành nghề để đem lại hiệu quả.
Tính chung giai đoạn 2022-2023, phần chi dành cho đầu tư hạ tầng ước đạt 135.000 tỷ đồng. VDSC cho rằng điều này mang đến kỳ vọng tích cực đối với hoạt động của ngành xây dựng và vật liệu xây dựng.
BSC đánh giá động lực chính trong hai năm tới đến từ chương trình phát triển kết cấu hạ tầng quy mô hơn 113.000 tỷ đồng và gói hỗ trợ doanh nghiệp quy mô 40.000 tỷ đồng.
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng doanh nghiệp nên quan tâm đến cơ hội gián tiếp này chứ không nên chỉ quan tâm mình có được hỗ trợ trực tiếp hay không.
GS. TS Hoàng Văn Cường cho rằng chính sách giảm thuế VAT xuống 8% là một huých rất mạnh để tạo ra tiêu dùng, kích thích, phát triển thị trường trong nước và toàn dân được hưởng.
TS. Trần Du Lịch cho rằng chính sách kinh tế nào cũng có những mặt tác động tiêu cực của nó và phải có sự đánh đổi nào đó, nhưng về tổng thể, cái chúng ta có được khi sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ này lớn hơn điều chúng ta đang lo lắng.
BSC dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 đạt 6,6% trong kịch bản tích cực, CPI chịu ảnh hưởng nhiều từ giá dầu và giá heo, giải ngân FDI sẽ bùng nổ. Về thương mại và xuất nhập khẩu, Việt Nam có thể xuất siêu 5,2 - 6,9 tỷ USD trong năm nay.
Gói kích thích kinh tế quy mô khoảng 350.000 tỷ đồng với nhiều chính sách như dành hơn 40.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp, hơn 113.000 tỷ đồng phát triển cơ sở hạ tầng, giảm 2% VAT, hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động,...
Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, riêng gói phát triển hạ tầng có tổng quy mô hơn 113.000 tỷ đồng.
Mối lo gia tăng lạm phát trong năm 2022 hiện hữu trong bối cảnh lạm phát ở nhiều nước trên thế giới chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, trong khi đó nền kinh tế trong nước đang đà hồi phục. Ngoài ra gói kích thích 350.000 tỷ đồng càng làm dấy lên lo ngại về lạm phát khi tiền được "bơm" vào nền kinh tế.
Theo Giám đốc Kinh tế Vĩ mô và Chiến lược thị trường KBSV, trong vòng 1-2 năm tới, khi quan sát nền kinh tế, nếu áp lực lạm phát không quá lớn thì Chính phủ hoàn toàn có thể gia tăng gói kích thích kinh tế.
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (gói kích thích kinh tế) đã được Chính phủ trình Quốc hội với quy mô khoảng gần 350.000 tỷ đồng, dự kiến thực hiện trong năm 2022-2023.
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.