GS.TS Hoàng Văn Cường: Giảm thuế VAT sẽ kích thích mạnh tiêu dùng trong nước
Giảm VAT sẽ kích thích tiêu dùng trong nước, không lo gói hỗ trợ lãi suất bị trục lợi
Tại Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam thường niên năm 2022 doTạp chí Kinh tế Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức sáng 14/1, GS.TS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc Hội, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ về kỳ vọng với gói kích thích kinh tế Quốc hội thông qua
Theo ông, gói hỗ trợ này gần như gói tất cả người dân hưởng lợi. phần đông doanh nghiệp hưởng lợi, manh tính lan toả tất cả.
Đặc biệt gói miễn giảm thuế VAT là giảm cho người tiêu dùng. Hỗ trợ này kích thích mạnh tiêu dùng trong nước. Kỳ vọng thị trường trong nước vô cùng lớn là trụ đỡ quan trọng cho doanh nghiệp cả doanh nghiệp chưa vươn được thế giới. Ông cho rằng đây sẽ là một huých rất mạnh để tạo ra tiêu dùng, kích thích, phát triển thị trường trong nước và toàn dân được hưởng.
Thứ hai, gói hỗ trợ lãi suất 2% nếu giải ngân được trọn vẹn thì đưa được 2 triệu tỷ đồng vào nền kinh tế, doanh nghiệp được hưởng lãi suất ưu đãi. Đây là yếu tố lan tỏa mạnh cho nền kinh tế. Dù đây là dấu hỏi. Song, ông cũng nhắc lại nhận định trước đó của TS. Cấn Văn Lực, rằng kiểm soát nợ xấu không phải là vấn đề lớn.
"Tôi hy vọng gói hỗ trợ lãi suất được thực thi nhanh nhất, doanh nghiệp tiếp cận được. Nhiều người cảnh báo bài học 2009-2011 gói hỗ trợ bị trục lợi thì giai đoạn này ta khắc phục được nhờ hỗ trợ chuyển đổi số. Dòng tiền ngân hàng đến doanh nghiệp truy được hết không trốn được. Đây là cơ hội lớn, Chính phủ cần vào cuộc kiểm soát không dùng tiền mặt. Cả nước người dân đồng tình không dùng tiền mẳ rôi thì ngân hàng có thể kiểm soát dòng tiền của mình", ông nói.
Thứ ba, về kỳ vọng gói 113.000 tỷ đồng đầu tư vào hạ tầng, ông nêu quan điểm Việt Nam vẫn đang nói về ách tắc hạ tầng thì gói hỗ trợ như vậy sẽ tạo ra cơ sở nền tảng tốt để tạo sự phát triển.
Cuối cùng, gói hỗ trợ ai là được hưởng? TS. Hoàng Văn Cường nêu rõ người được hưởng chính là những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở đây không phải bỏ tiền ra mà ai hoạt động kinh doanh thì được hưởng lợi.
Vì thế ông nhấn mạnh gói kích thích lần này không phải bơm tiền vào nền kinh tế. Truyền thông cũng nhấn mạnh để tránh tâm lý là bơm tiền nguy hiểm cho nền kinh tế nói chung.
Rủi ro lạm phát không đáng lo ngại
Trước đó chia sẻ nhận định về cơ hội và thách thức của kinh tế Việt Nam, GS. Hoàng Văn Cường nói về ba cơ hội.
Đầu tiên đến từ việc thích ứng với đại dịch COVID-19 của Việt Nam trong năm 2021. Từ lúc khủng hoảng trầm trọng khi làn sóng thứ 4 bùng phát, tới thời điểm này chúng ta đã tiến tới làm chủ trong công tác phòng, chống dịch.
Vì vậy, trong năm 2022, dù dịch bệnh vẫn có những diễn biến khó lường nhưng tôi vẫn kỳ vọng khi chúng ta đang trong tâm thế rất tốt. Ngoài chủ trương của Chính phủ, thì người dân cũng rất đồng lòng.
Cơ hội thứ hai đến từ kinh tế thế giới hồi phục mạnh, với nền kinh tế mở như Việt Nam thì chúng ta sẽ được hưởng lợi rất lớn. Điều này có thể nhìn thấy qua việc trong năm 2021 dù diễn biến dịch phức tạp song xuất khẩu vẫn tăng trưởng rất mạnh.
Điểm thứ ba chính là gói chính sách tài khóa, tiền tệ. Nếu triển khai có hiệu quả và đúng với quan điểm của các cấp lãnh đạo thì kinh tế chắc chắn sẽ phục hồi và không bị lỡ nhịp.
Nói về thách thức của nền kinh tế, ông Hoàng Văn Cường cho rằng mặc dù đại dịch COVID-19 là cơ hội, song cũng chính là thách thức.
Theo ông, nếu chúng ta không cẩn trọng, quá chủ quan, lúng túng thì đại dịch sẽ "dúi" nền kinh tế đi xuống. Vì vậy, biến số phòng chống dịch cần phải tiếp tục quan tâm.
Ngoài ra, thách thứ thứ hai đến từ vấn đề rủi ro nợ xấu. Công bố nợ xấu của ngân hàng thì là 3,79% nhưng nếu tính cả số nợ đã được cơ cấu, giãn hoãn thì lên tới 8,2%. Theo ông, xu hướng tăng này vẫn còn tiếp tục. Vì vậy, ngân hàng sẽ rất khó khăn trong vấn đề giải ngân thêm.
Nguy cơ rủi ro nợ xấu cũng sẽ khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc giải ngân tiếp gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ.
Chia sẻ thêm về việc nhiều người lo ngại rủi ro lạm phát, song theo ông, đây không phải vấn đề phải e ngại quá nhiều. Gói hỗ trợ 350.000 tỷ mới được thông qua khá lớn nhưng nguồn lực tiền đưa vào thị trường chỉ là 176.000 tỷ, trong đó có hơn 113.000 tỷ đầu tư hạ tầng.
Trong cấu phần chi cho đầu tư hạ tầng, ông cho rằng việc giải ngân không xả ồ ạt mà chắc chắn phải theo lộ trình. Đồng thời, đừng nghĩ hỗ trợ là bơm tiền, suy nghĩ kiểu đó của thị trường là hoàn toàn sai.