[Download] Báo cáo thị trường gạo tháng 10: Tiếp tục khởi sắc nhờ nhu cầu từ Philippines và Indonesia
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết, chỉ số giá gạo quốc tế của FAO giảm 4,2 điểm còn 218 điểm trong tháng 10, đây là tháng thứ 4 giảm liên tiếp trong năm.
Xem thêm: Báo cáo thị trường ngành gạo miễn phí
Giá gạo giảm mạnh nhất ở gạo thơm và gạo Nhật do các nước ở châu Á đang vào mùa thu hoạch. Cụ thể, chỉ số gạo thơm giảm 4,2% thấp hơn so với mức tháng 9, trong khi chỉ số gạo Nhật giảm 2,7%.
Về tình hình sản xuất gạo trong nước, theo báo cáo tháng 10 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đối với gieo trồng lúa, tính đến hết tháng 10, cả nước gieo cấy được 7,6 triệu ha lúa, giảm 62,6 nghìn ha so với cùng kì; thu hoạch được 6,3 triệu ha.
Mặc dù, diện tích gieo cấy giảm nhưng năng suất bình quân ước đạt 59,5 tạ/ha, tăng khoảng 2,5 tạ/ha nên sản lượng lúa ước đạt gần 37,6 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so với cùng kì năm 2017.
Trong khi đó, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 10 ước đạt 264 nghìn tấn với giá trị đạt 136 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm đạt 5,2 triệu tấn và 2,6 tỉ USD, tăng 1,7% về khối lượng và tăng 14,1% về giá trị so cùng kỳ.
Với diễn biến trên, Bộ Nông nghiệp Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo, thị trường lúa gạo Việt Nam tháng 11, 12 tiếp tục khởi sắc do nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước như Philippines và Indonesia tăng để bù đắp sản lượng thiệt hại do thiên tai và nhu cầu tiêu thụ tăng vào các tháng cuối năm.
Xuất khẩu gạo cũng được dự báo sẽ có nhiều thuận lợi khi Chính phủ thông qua Nghị định 107/2018/NĐ-CP về xuất khẩu gạo.
Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp, với sự thay đổi trong cơ chế, chính sách, đặc biệt là việc cắt giảm nhiều thủ tục hành chính của Nghị định 107 sẽ tạo cho doang nghiệp sự hứng khởi khi tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo chất lượng cao, ổn định. Cánh cửa xuất khẩu rộng mở, doanh nghiệp sẽ yên tâm và đầu tư hơn cho vùng nguyên liệu của mình.
Những người tham gia thị trường, ngay cả nông dân cũng sẽ phải thay đổi nhận thức, tư duy trong trồng lúa và xuất khẩu gạo theo hướng gắn bó hơn với các doanh nghiệp, sản xuất ra thị trường các sản phẩm có chất lượng, bảo đảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật… để cung ứng cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
Xuất khẩu gạo sang Indonesia những tháng cuối năm 2018 cũng được dự báo chững lại khi Chính phủ Indonesia hủy quyết định nhập khẩu 600.000 tấn gạo, sau khi Bộ Nông nghiệp nước này dự báo sản lượng gạo năm nay đạt 83 triệu tấn, tăng 2 triệu tấn so với năm ngoái.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu gạo thời gian tới sẽ gặp không ít khó khăn khi phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm gạo Thái Lan, Campuchia…
Ngoài ra, việc gạo nếp bị áp thuế đến 50% khi xuất khẩu vào Trung Quốc dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận thị trường.
Download-thi-truong-gao-thang-10.pdf
Xem thêm |