|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh: NĐT cá nhân chuyển bán ròng gần 440 tỷ đồng phiên VN-Index tranh chấp, tâm điểm SHB, NVL, VND

07:00 | 20/03/2023
Chia sẻ
Trong phiên giao dịch vừa qua, NĐT cá nhân bán ròng 436,6 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 381,9 tỷ đồng.

Diễn biến thị trường trong phiên cuối tuần khá giống với phiên trước đó, với động thái thăm dò đầu phiên và giằng co cuối phiên, đồng thời biên dao động đều tương đối hẹp. Kết phiên, VN-Index giảm 2,26 điểm, tương đương 0,22% và đóng cửa tại 1.045,14 điểm. Thanh khoản giảm với 491,8 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Nhóm VN30 có diễn biến ổn định hơn thị trường chung với mức tăng 0,07% khi kết phiên. Trong nhóm, có 16 mã tăng giá như VJC (+6,8%), HDB (+3,6%), NVL (+3,1%), BVH (+2,9%), TPB (+2,6%), ... Ở chiều ngược lại, có 13 mã đóng cửa với sắc đỏ, bao gồm VHM (- 2,6%), PLX (-2,6%), VNM (-2,5%), VCB (-2,2%), HPG (-2,2%) ...

Với trạng thái tranh chấp của thị trường, diễn biến giữa các nhóm ngành có sự phân hóa, đồng thời cũng có sự phân hóa giữa các cổ phiếu trong nhóm. Các ngành du lịch, bảo hiểm, hóa chất, chứng khoán, … nỗ lực giữ được sắc xanh và có hỗ trợ tâm lý cho thị trường. Nhóm dầu khí cũng có động thái hồi phục sau phiên suy giảm.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Tự doanh có phiên mua ròng nhẹ

Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán, tự doanh mua ròng 57,4 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 27,6 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 7/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là hàng & dịch vụ công nghiệp, công nghệ thông tin. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày 17/3 gồm THI, FPT, FUEVFVND, PVD, HPG, TCB, ACB, LPB, VNM, E1VFVN30.

Trong khi đó, nhóm bị bán ròng mạnh nhất là thực phẩm và đồ uống. Top các mã bị bán ròng gồm VCI, STB, VPB, SSI, VIC, POW, MSN, PVT, SAB, VND.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Tổ chức nội bán ròng gần 250 tỷ đồng

Giao dịch ngược chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 246,1 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 234,9 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 14/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm bất động sản. Top bán ròng có DIG, VCI, VRE, POW, VPB, SSI, FPT, BVH, TCB, KDH.

Trong khi đó, dòng tiền của tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu dầu khí. Top mua ròng có VCB, SBT, PLX, KBC, EIB, DXG, VIC, HPG, DSN, SRC.

Cá nhân trong nước chuyển bán ròng gần 440 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch vừa qua, NĐT cá nhân bán ròng 436,6 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 381,9 tỷ đồng. 

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 6/18 ngành, chủ yếu là ngành tài nguyên cơ bản. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm HPG, STB, VNM, PLX, VHM, DIG, VCB, VIC, VPB, GAS.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 12/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành dịch vụ tài chính, hóa chất. Top bán ròng có SHB, NVL, VND, DCM, SSI, HSG, DGC, VJC, VRE.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Khối ngoại có phiên mua ròng thứ 9 liên tục

Về phía NĐT nước ngoài, họ mua ròng 729,7 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 589,1 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm dịch vụ tài chính, bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã SHB, NVL, VND, SSI, DCM, HSG, VCI, DGC, VJC, VRE.

Tại phía bên bán ròng khớp lệnh, NĐT nước ngoài chủ yếu rút vốn khỏi nhóm tài nguyên cơ bản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã HPG, STB, VNM, PLX, VHM, VIC, GAS, HCM, GMD.

Thu Thảo

ADB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,4% năm 2024 và 6,6% năm 2025
Theo các chuyên gia từ ADB, hoạt động thương mại của Việt Nam mạnh hơn dự kiến, sản xuất chế biến chế tạo hàng xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ, và việc tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài khóa đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, tổ chức này đã nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam.