|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 5/2: Tiền lớn tiếp tục đổ vào nhóm ngân hàng, tâm lí hoảng loạn đã phần nào thoái lui?

08:07 | 05/02/2020
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 5/2, bộ phận tự doanh CTCK bán ròng 112,6 tỉ đồng. Cùng với đó, khối ngoại bán ròng 233 tỉ đồng toàn thị trường.

Dòng tiền thông minh tập trung tại nhóm cổ phiếu công nghiệp

Xem thêm: Dòng tiền thông minh 6/2

Sau khi giảm mạnh liên tiếp trong ba phiên vừa qua, VN-Index đã có nhịp hồi phục nhẹ trong hôm nay. Chịu ảnh hưởng từ việc đà giảm của các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới có sự trì hoãn, chỉ số chủ yếu vận động giằng co quanh mốc tham chiếu. 

Ngành ngân hàng với các mã CTG, VCB, BID, VPB, MBB quay trở lại với vai trò dẫn dắt và nâng đỡ thị trường, đặc biệt khi CTG tăng trần. 

Tâm lí hoảng loạn đã phần nào thoái lui, thể hiện qua thanh khoản giảm so với phiên trước. Điểm trừ đến từ việc khối ngoại quay đầu bán ròng mạnh trên sàn HOSE.

Về thanh khoản, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 239 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 4.431 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 618,8 tỉ đồng. Dòng tiền theo đó tập trung tại nhóm cổ phiếu công nghiệp với giá trị giao dịch 1.173 tỉ đồng.

Khối tự doanh đảo chiều bán ròng 113 tỉ đồng

Trong phiên giao dịch hôm qua, bộ phận tự doanh CTCK bán ròng 112,6 tỉ đồng với khối lượng 3,9 triệu đơn vị. Như vậy, khối tự doanh CTCK đã đảo chiều bán ròng sau ba phiên mua vào liên tiếp.

Tại phía bán ra, mã dẫn đầu là MBB với giá trị 43,6 tỉ đồng. Bên cạnh đó, khối tự doanh gây áp lực lên chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (26,8 tỉ đồng), cổ phiếu VNM (20,5 tỉ đồng), VIC (16,9 tỉ đồng) và HPG (14,7 tỉ đồng).

Mặt khác, cổ phiếu VPB ghi nhận giá trị 14,5 tỉ đồng, theo sau là FPT (12,8 tỉ đồng), MWG (12,6 tỉ đồng). Khối này cũng bán ra TCB và VCB lần lượt 8,3 tỉ đồng và 8 tỉ đồng.

Diễn biến trái chiều, dòng vốn tự doanh tập trung tìm đến mã MWG (23,76 tỉ đồng) và MBB (22,3 tỉ đồng). Cùng đạt giá trị từ trên 10 tỉ đồng, hai mã GEX và FPT lần lượt được khối này mua vào 18,9 tỉ đồng và 10 tỉ đồng.

Ngoài ra, cổ phiếu HPG ghi nhận giá trị mua (8,6 tỉ đồng), tiếp đến có chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (6,4 tỉ đồng), VNM (6,3 tỉ đồng). Một số mã lọt top mua vào còn có VCB, CTG và DIG.

Khối ngoại bán ròng 233 tỉ đồng toàn thị trường phiên hồi phục

Thống kê giao dịch khối ngoại trên sàn HOSE đạt 212 tỉ đồng với khối lượng 10,7 triệu đơn vị. Top10 cổ phiếu bị bán ròng trong phiên, khối ngoại tập trung áp lực lên mã VIC (59,47 tỉ đồng) và VNM (53,25 tỉ đồng). 

Theo sau đó, NĐT nước ngoài bán ròng cổ phiếu DXG và POW lần lượt 22,59 tỉ đồng và 21,19 tỉ đồng. Các cổ phiếu còn lại trong top bán ròng ghi nhận giá trị trên 10 tỉ đồng gồm STB (13,6 tỉ đồng), HSG (12,14 tỉ đồng), HVN (12 tỉ đồng), BID (11,05 tỉ đồng) và LDG (10,48 tỉ đồng). 

Ngược lại, Top10 mã ghi nhận giá trị mua ròng, khối ngoại chủ yếu gom chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (20,34 tỉ đồng), kế đến là HDB (19,1 tỉ đồng), CTG (13,11 tỉ đồng) và VJC (10,23 tỉ đồng).

Cùng chiều mua ròng, dòng vốn ngoại tìm đến mã VCB (8,96 tỉ đồng), NT2 (6,76 tỉ đồng) và VHM (6,38 tỉ đồng), cuối cùng là MSN, ROS và DGW.

Phó Chủ tịch HVC đăng kí mua 100.000 cổ phiếu

Thông tin giao dịch đáng chú ý, ông Đỗ Huy Cường, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Công nghệ HVC (Mã: HVH) vừa đăng kí mua vào 100.000 cổ phiếu HVH nhằm tăng tỉ lệ sở hữu. Thời gian giao dịch dự kiến từ 6/2 đến 5/3 theo phương pháp thỏa thuận hoặc khớp lệnh.

Được biết, ông Cường hiện là cổ đông lớn của HVC với tỉ lệ sở hữu 12,91% vốn điều lệ. Nếu giao dịch thành công, tỉ lệ sở hữu của ồng này tại HVC sẽ tăng lên 13,75% vốn cổ phần.

Ánh Hường

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.