|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 25/7: NĐT cá nhân duy trì bán ròng gần 585 tỷ đồng, tâm điểm GAS, MSN, MWG

07:20 | 25/07/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index tiếp tục lỡ hẹn với mốc 1.200, NĐT cá nhân duy trì bán ròng 584,9 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 223,9 tỷ đồng.

Đối diện với ngưỡng tâm lý 1.200 điểm, dòng tiền tiếp tục thận trọng và có diễn biến giằng co trước vùng cản này. VN-Index dành phần lớn thời gian để đi ngang trong biên độ hẹp. Áp lực bán dâng cao vào cuối phiên trong bối cảnh lực cầu đang dần đuối sức đã khiến chỉ số đánh mất sắc xanh.

Kết phiên, VN-Index giảm nhẹ 3,71 điểm (-0,31%) và đóng cửa tại 1.194,76 điểm. Thanh khoản giảm so với phiến trước với 448,4 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Diễn biến tăng giá của nhóm VN30 cũng hạ nhiệt và khiến chỉ số của nhóm này giảm nhẹ 0,52%. Theo đó, sắc đỏ cũng quay trở lại trong rổ VN30 với 22 cổ phiếu giảm giá và 7 cổ phiếu tăng giá. VIC dẫn đầu với mức giảm 2,9%, tiếp đến là BID (-2,7%), CTG (-2,2%), HPG (-2,2%), SSI (-1,9%)… Ngược lại, một số cổ phiếu vẫn nỗ lực hỗ trợ chỉ số và giữ được sắc xanh như GAS (+3,6%), MSN (+2,8%), theo sau là TCB (+0,7%), MWG (+0,6%), SAB (+0,6%)…

Mặc dù thị trường vẫn còn phân hóa, tuy nhiên áp lực cung cũng đang có dấu hiệu quay trở lại vị thế áp đảo ở phần lớn các nhóm ngành. Đáng kể tới như nhóm bất động sản và chứng khoán đã đánh mất vai trò hỗ trợ hôm nay.

Bất chấp một số cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng vẫn giữ được mức tăng giá tích cực, phần còn lại của nhóm lại giao dịch kém sắc trước vùng cản và khiến chỉ số ngành giảm điểm. Bên cạnh đó, các ngành vật liệu xây dựng, hóa chất, cao su cũng suy yếu. Riêng chỉ có nhóm tiện ích, chăm sóc sức khỏe và thiết bị điện duy trì được trạng thái tích cực. 

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp

Tự doanh cùng tổ chức trong nước gom ròng hơn 200 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch cuối tuần, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán nâng quy mô mua ròng lên 135,4 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 165,4 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 6/18 ngành với 2 nhóm được mua ròng mạnh nhất là thực phẩm và đồ uống, điện, nước & xăng dầu khí đốt. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm qua gồm MSN, GAS, FUEVFVND, VCB, SAB, E1VFVN30, GEX, KDH, STB, VHC.

Trong khi đó, hoạt động rút vốn chủ yếu được chứng kiến ở nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin. Top các mã bị bán ròng gồm FPT, VIC, VPB, TCB, VNM, VHM, NVL, ACB, PNJ, REE. 

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp 

Giao dịch cùng chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước duy trì mua ròng 67,1 tỷ đồng, tuy nhiên nếu tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 290,7 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 13/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm ngân hàng. Top bán ròng có SHB, MSN, VHM, TCB, HPG, FPT, MWG, VIC, VPB, VCB.

Ở chiều ngược lại, tổ chức nội gom ròng mạnh nhất cổ phiếu dịch vụ tài chính. Top mua ròng có VIB, VCI, VHC, VOS, SSI, GAS, CTR, DPM, VND, HNG.

Cá nhân trong nước bán ròng gần 585 tỷ đồng phiên suy yếu trước mốc 1.200

Trong phiên VN-Index tiếp tục lỡ hẹn với mốc 1.200, NĐT cá nhân duy trì bán ròng 584,9 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 223,9 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 11/18 ngành, chủ yếu là ngành bất động sản. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã: SHB, VHM, TCB, HPG, VPB, VNM, KBC, FPT, VIC, ACB.

Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 7/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành điện, nước & xăng dầu khí đốt, thực phẩm và đồ uống. Top bán ròng có: GAS, MSN, MWG, GEX, SAB, VCB, LPB, VIB, TPB.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp 

Khối ngoại mua ròng gần 380 tỷ đồng

Về phía NĐT nước ngoài, khối này tiếp tục mua ròng 379 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ gom ròng 349.3 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm bán lẻ, ngân hàng. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: MWG, GAS, MSN, GEX, TPB, VCB, SAB, STB, LPB, FPT.

Phía bên bán ròng khớp lệnh, dòng tiền ngoại chủ yếu rút khỏi cổ phiếu nhóm dịch vụ tài chính. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: KBC, VHM, E1VFVN30, FUEVFVND, HPG, PHR, BCG, DRC, BVH.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.