|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhận định thị trường chứng khoán tuần 25 - 29/7: Tiếp tục giao dịch trong vùng 1.185 - 1.200

17:17 | 24/07/2022
Chia sẻ
Theo dự báo của công ty chứng khoán, trong những phiên tới, có lẽ thị trường sẽ tiếp tục giao dịch trong vùng 1.185 - 1.200 để tích lũy cũng như test lại đường MA20.

Thị trường trong nước gặp khó ở ngưỡng tâm lý 1.200 điểm dù phần lớn thời gian giao dịch chỉ số Vn-Index ở trên ngưỡng này. Thanh khoản thấp có thể là nguyên nhân khiến thị trường để mất điểm ở những phút cuối. Điểm sáng trong phiên hôm nay là việc khối ngoại tiếp tục đà mua ròng. 

Thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE còn 9.786 tỷ đồng so với mức 11.107 tỷ đồng ở phiên hôm qua và  mức bình quân gần 10.240 tỷ đồng ở tuần trước. Tổng cộng có 448 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng thành công so với mức bình quân 488 triệu cổ phiếu 10 ngày trước đó.

Đồ thị kỹ thuật VN-Index. (Nguồn: KBSV). 

Dưới đây là nhận định của các công ty chứng khoán tuần 25 - 29/7:

Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Securities)

Sau 3 tuần bán ròng liên tiếp, khối ngoại đã quay lại mua ròng 549 tỷ đồng trên toàn thị trường trong tuần qua. Xét riêng theo từng mã cổ phiếu, lực bán bán của khối ngoại tập trung mạnh nhất tại cổ phiếu HPG với giá trị gần 130 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, chứng chỉ quỹ FUEVFVND và cổ phiếu VHM cũng bị bán ròng với giá trị đều trên 88 tỷ đồng. Giá trị bán ròng gần 50 tỷ đồng cũng được ghi nhận tại FPT, STB. 

Ngược lại, trong tuần qua, dòng tiền ngoại ghi nhận giá trị giao dịch mua ròng mạnh nhất tại mã GAS với giá trị xấp xỉ 190 tỷ đồng, chủ yếu đều trên kênh khớp lệnh. Ngoài ra, nhà đầu tư ngoại tuần này ghi nhận mua ròng trên 135 tỷ đồng với MWG trong cả tuần.

Trong tuần qua, KQKD quý II của một số doanh nghiệp đã được công bố. Điểm thú vị là diễn biến giá cổ phiếu tính từ đầu quý II đã phản ánh khá chính xác triển vọng của các doanh nghiệp với mức tăng trưởng đột biến của nhóm thủy sản hay sự sụt giảm mạnh của nhóm chứng khoán, thép...

Mùa công bố KQKD vẫn còn duy trì trong tuần 25 - 29/7/2022. Với việc nhiều cổ phiếu có vốn hóa lớn và được kỳ vọng có KQKD tích cực vẫn chưa công bố số liệu, chúng tôi cho rằng xu hướng tăng điểm của thị trường tiếp tục được duy trì, VN-Index dao động trong biên độ 1.195 – 1.240 điểm với thanh khoản cải thiện. 

Chứng khoán MB (MBS)

Thị trường đã không thể chốt tuần ở trên ngưỡng 1.200 điểm không phải do yếu tố kỹ thuật của ngưỡng này. Dòng tiền trở nên thận trọng là nguyên nhân chính khiến thị trường chỉ có diễn biến giằng co quanh ngưỡng 1.200 điểm. Dù để mất điểm ở phiên cuối tuần nhưng VN-Index vẫn có 1 tuần tăng điểm và đây cũng là tuần tăng thứ 2 liên tiếp.

Chứng khoán thế giớ tuần này cũng hồi phục trên diện rộng trước phiên họp chính sách tiền tệ của Fed vào thứ 3 và thứ 4 tuần sau. Thị trường đang trong giai đoạn đầu của mùa báo cáo kết quả kinh doanh bán niên nên nhìn chung sẽ có sự phân hóa, dòng tiền theo đó sẽ luân chuyển và cơ hội ở các cổ phiếu riêng lẻ. 

Chứng khoán BIDV (BSC)

Trong những phiên tới, có lẽ thị trường sẽ tiếp tục giao dịch trong vùng 1.185 - 1.200 để tích lũy cũng như test lại đường MA20.

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

Với tín hiệu đuối sức trong ba phiên vừa qua, VN-Index có khả năng sẽ kiểm tra lại tín hiệu vượt cản 1.180 - 1.190 điểm, đồng thời cũng là vùng khoảng trống tăng giá, trước khi quay trở lại xu hướng hồi phục. Do đó, nhà đầu tư tạm thời nên chậm lại, tránh rơi vào trạng thái quá mua và vẫn có thể tận dụng nhịp giảm để tiếp tục mua tích lũy các cổ phiếu mạnh lùi về vùng hỗ trợ cứng.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên. 

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.