|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

80.000 tỷ đồng tiền gửi của nhà đầu tư ở các CTCK: Dòng tiền chờ đợi cơ hội vẫn còn rất lớn

14:44 | 23/07/2022
Chia sẻ
Ông Nguyễn Minh Hoàng, Chuyên viên cao cấp của CTCP Chứng khoán Nhất Việt cho rằng số dư tiền gửi khách hàng ở các công ty chứng khoán ở mức 80.000 tỷ đồng, cho thấy dòng tiền đang chờ đợi cơ hội vẫn còn rất lớn. Chuyên gia đánh giá cơ hội đang khá lớn khi chỉ số đang quay về những vùng hấp dẫn.

BTV Phương Nam và Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Nhất Việt trong chương trình “Khớp lệnh” của VTV Digital. (Ảnh chụp màn hình). 

Báo cáo hàng tuần của bộ năng lượng Mỹ cho thấy tồn kho xăng đã chạm mốc 3,5 triệu thùng/ ngày trong tuần trước và con số này vượt ngoài mức dự đoán của giới phân tích chỉ 71 nghìn thùng/ ngày. Cũng theo báo cáo này, tiêu thụ xăng ở Mỹ đang ở mức khoảng 8,5 triệu thùng/ ngày, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá dầu giảm giá sau khi dữ liệu của chính phủ Mỹ cho thấy nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu vào giai đoạn cao điểm của mùa hè đã giảm. Ngoài ra áp lực giảm giá dầu còn đến từ việc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để chống lạm phát đặt ra rủi ro giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Hiện tại, chỉ số CPI của Mỹ đang duy trì ở mức 9,1 và chỉ số này đang ở mức rất cao so với lịch sử của thị trường Mỹ. Vì vậy, việc tăng lãi suất là biện pháp cần phải được xử lý để kiểm soát lạm phát.

Tại chương trình "Khớp lệnh" của VTV Digital, ông Nguyễn Minh Hoàng, Chuyên viên cao cấp của CTCP Chứng khoán Nhất Việt, cho rằng việc giá cả hàng hoá và giá xăng dầu giảm sẽ là thông tin tích cực đối với thị trường để cho Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) không nâng lãi suất quá nhanh và gấp.

Không chỉ Fed, chuyên gia cũng nhận định rằng Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) sẽ có xu hướng tăng lãi suất trong thời gian tới. Trong bối cảnh khu vực sử dụng đồng Euro đang phải chịu một cú sốc rất nặng vào kinh tế buộc họ phải đối mặt với lạm phát phi mã và cuộc khủng hoảng năng lượng đang cận kề, việc ECB tăng lãi suất là điều không thể tránh khỏi.

Trước thông tin này, ông Hoàng cho rằng những nhà đầu tư nên thận trọng trong việc đi tiền. Vì thời điểm hiện tại, Fed vẫn chưa ngừng việc tăng lãi suất trong thời gian sắp tới. Việc này sẽ ảnh hưởng đến giá và chiết khấu của thị trường. Chính vì vậy, nhà đầu tư nên ổn định tâm lý và chờ đợi đến thời điểm Fed đưa ra kết luận cuối cùng.

Ông Nguyễn Minh Hoàng, GĐ Phân tích, CTCP Chứng khoán Nhất Việt. (Ảnh chụp màn hình). 

Quay lại thị trường chứng khoán Việt Nam, có một hiện tượng là số dư tiền gửi tại các công ty chứng khoán đã giảm. Theo số liệu mới được công bố, tính đến cuối quý II năm nay, số dư tiền gửi khách hàng đạt khoảng 80 nghìn t đồng, giảm khoảng 20 nghìn tỷ so với mức kỷ lục của cuối quý trước và là mức thấp nhất kể từ quý I/2021.

Đây chủ yếu là tiền gửi của các nhà đầu tư chứng khoán theo phương thức công ty chứng khoán đang quản lý và lượng tiền này đang nằm sẵn trong tài khoản của các nhà đầu tư, chưa thực hiện giải ngân vào ngày 30/6.

Nhìn nhận vấn đề này, chuyên gia cho rằng có thể xem xét theo 2 hướng. Ở góc nhìn tích cực, nhà đầu tư có thể đã rục rịch giải ngân thể hiện ở việc thanh khoản thị trường bắt đầu tăng lên. Có thời điểm trong tháng 6, mức thấp điểm nhất của thanh khoản thị trường rơi khoảng 10 nghìn t thì ở thời điểm hiện tại con số giao dịch bình quân đã được cải thiện lên con số 13 nghìn tỷ và có phiên lên tới 15 nghìn tỷ.

Ở góc nhìn khác, một bộ phận nhà đầu tư đã chán nản hơn và rút tiền ra để gửi tiền vào ngân hàng hoặc trả nợ “room” do thời điểm thị trường nóng sốt thì các nguồn tiền vay nóng cũng được đẩy vào thị trường. Hiện nay khi “room” tín dụng hết, các khoản vay không được giải ngân thì nhà đầu tư sẽ có xu hướng trả nợ do chưa tìm thấy cơ hội.

Tuy nhiên, ông Hoàng cho rằng số dư tiền gửi ở mức 80.000 tỷ đồng, cho thấy dòng tiền đang chờ đợi cơ hội vẫn còn rất lớn. Chuyên gia đánh giá cơ hội đang khá lớn khi chỉ số đang quay về những vùng hấp dẫn.

Bên cạnh sự vơi đi của lượng tiền trong tài khoản, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đón nhận thông tin dư nợ cho vay margin đã hạ nhiệt. Thống kê cho thấy vào cuối quý II năm 2022, con số này ước tính đạt khoảng 150 nghìn t đồng, tức là đã giảm 50 nghìn t đồng so với mức đỉnh quý I. Đây là dư nợ chưa bao gồm cho vay 3 bên, nếu tính thêm từ nguồn này thì con số có thể lớn hơn.

Điều này khá mâu thuẫn so với sự bùng nổ số tài khoản chứng khoán mở mới trong quý vừa qua. Chỉ trong hai tháng 5, 6 đã có gần 1 triệu tài khoản được kích hoạt.

Đối với vấn đề này, ông Hoàng chia sẻ rằng dư nợ cho vay margin giảm là điều hết sức hợp lý. Việc con số này giảm khoảng 25% đã phản ánh chính xác trạng thái thị trường ở thời điểm hiện tại. Thêm vào đó, ông cho rằng số lượng tài khoản mới không tương đồng với dòng tiền vào thị trường.

Với công nghệ eKYC hiện nay thì việc mở tài khoản cực kỳ đơn giản và dễ dàng, không còn phức tạp như trước. Thế nhưng không phải hoàn toàn 100% số lượng tài khoản được mở ở trong trạng thái “active” để tham gia vào thị trường giao dịch.

Hiện tại nhiều ngân hàng tích hợp việc mở cả tài khoản chứng khoán khi khách hàng đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Điều này đã phản ánh cho việc tại sao số lượng tài khoản chứng khoán tăng chóng mặt trong quý vừa qua nhưng những con số này không còn nhiều ý nghĩa khi tỷ lệ tài khoản chết khi không phát sinh giao dịch ở mức cao.

Thảo Bùi

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.