|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt điều chỉnh, VIB ngược dòng tăng 4,4%

16:10 | 22/07/2022
Chia sẻ
Nổi bật nhất trong phiên giao dịch hôm nay là cổ phiếu VIB khi tăng mạnh 4,4% lên 26.200 đồng/cp. Khối lượng giao dịch của mã này cũng tăng đột biến lên 4,4 triệu đơn vị, gấp 2,2 lần mức trung bình 10 phiên gần nhất.

Thị trường chứng khoán vẫn loay hoay ở vùng cản tâm lý mạnh 1.200 điểm trong phần lớn thời gian giao dịch. Hầu hết các nhóm ngành diễn biến phân hóa cùng dòng tiền tiếp tục tham gia thận trọng, khiến VN-Index khó bật cao. Sau đó, áp lực bán tăng dần sau 14h20 khiến VN-Index lùi dưới mốc tham chiếu và giảm gần 4 điểm. 

Cổ phiếu ngân hàng giao dịch khá tích cực trong phiên sáng nhưng sau đó đánh mất vai trò dẫn dắt khi nhiều mã hạ nhiệt hoặc thậm chí đảo chiều giảm điểm. Nhóm này đã lấy đi của VN-Index 0,17 điểm phần trăm với 15 mã giảm, 9 mã tăng và 3 mã đứng giá tham chiếu. 

Tại chiều giảm, hai mã giao dịch trên thị trường UPCoM là SGB và PGB giảm mạnh nhất với tỷ lệ tương ứng 6,6% và 4,2%. Trên sàn HOSE, nhiều cổ phiếu bluechip chuyển màu từ xanh sang đỏ như BID, CTG, SHB, LPB, ACB, HDB, TPB...

Bên cạnh đó, nhiều mã hạ độ cao về cuối phiên như TCB, OCB, MSB và EIB, ngoại trừ "anh cả" VCB nỗ lực về giá tham chiếu sau khi ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index. 

Nổi bật nhất trong phiên giao dịch hôm nay là cổ phiếu VIB khi tăng mạnh 4,4% lên 26.200 đồng/cp. Khối lượng giao dịch của mã này cũng tăng đột biến lên 4,4 triệu đơn vị, gấp 2,2 lần mức trung bình 10 phiên gần nhất. 

 

Thanh khoản của cổ phiếu ngân hàng duy trì vị thế dẫn đầu thị trường, đạt 1.788 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh. Trong đó, cổ phiếu SHB giao dịch sôi động nhất với 14,4 triệu đơn vị, theo sau là STB, LPB...

Khối ngoại tiếp tục giải ngân mạnh tay vào nhóm này với quy mô mua ròng trên 91 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài tập trung tìm đến các mã TPB (23 tỷ đồng), VCB (20,5 tỷ đồng), STB (18,4 tỷ đồng), LPB (17,6 tỷ đồng), CTG (10,5 tỷ đồng)...

Bảo Ngọc

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.