|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dòng tiền nóng đổ về thị trường hàng hóa Trung Quốc

16:29 | 28/11/2016
Chia sẻ
Sau “bong bóng” bất động sản và chứng khoán, Trung Quốc nay lại phải đối mặt với “bong bóng” hàng hóa, bởi dòng tiền nóng đổ về thị trường này ngày càng tăng mạnh.

Ở Trung Quốc, việc chính phủ kiểm soát chặt chẽ dòng vốn trong bối cảnh các thị trường vốn lại tương đối kém phát triển khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chẳng khác nào một quả bóng đang bị thổi quá căng.

Mặc dù các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã rất nỗ lực để kìm hãm đà tăng trưởng quá nhanh của các thị trường, nhưng vừa hạ nhiệt được thị trường này thì dòng tiền nóng lại nhanh chóng đổ về thị trường khác.

Kết quả là, một vòng tuần hoàn dòng tiền nóng được hình thành trên các thị trường ở Trung Quốc.

dong tien nong do ve thi truong hang hoa trung quoc
Vòng tuần hoàn "bong bóng" trên các thị trường ở Trung Quốc. Nguồn: Bloomberg.

Theo chuyên gia kinh tế trưởng Wei Yao tại Société Générale (SocGen), sau bất động sản và chứng khoán, dòng tiền nóng lại đang “đốt cháy” thị trường hàng hóa Trung Quốc.

Đầu tháng 11, giá hợp đồng kỳ hạn của than nhiệt lượng cao và than cốc đã lên kỷ lục kể từ thời điểm bắt đầu được giao dịch trên sàn vào năm 2013. Tương tự, giá kẽm cũng lên cao nhất kể từ năm 2011. Sau đó, giá thép, nickel, thiếc, quặng sắt và cao su cũng lần lượt leo dốc lên cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

dong tien nong do ve thi truong hang hoa trung quoc

Xét về nguyên nhân, có hai yếu tố cơ bản khiến giới đầu tư Trung Quốc điên cuồng đổ vốn vào thị trường hàng hóa, đó là nguồn cung thiếu hụt trong khi nhu cầu tăng mạnh.

Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch hàng hóa trên các sàn tăng mạnh cũng một phần do làn sóng đầu cơ, được cho là xuất phát từ việc chính phủ thắt chặt các quy định trên thị trường bất động sản, theo giới chuyên gia theo dõi thị trường.

“Có thể nói rằng, một phần dòng tiền nóng đổ vào thị trường hàng hóa Trung Quốc đến từ bất động sản, đặc biệt là từ các thành phố cấp 1 và cấp 2. Đây là những nơi mà chính phủ đang thắt chặt quy định để hạn chế bong bóng bất động sản”, ông Aidan Yao - chuyên gia kinh tế cấp cao mảng thị trường mới nổi ở châu Á tại công ty quản lý đầu từ AXA.

Trong bối cảnh chính phủ Trung Quốc tăng cường đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng thì việc đầu tư vào các loại hàng hóa này không có gì đáng nói. Thế nhưng, giới đầu tư Trung Quốc lại vốn vào cả những loại hàng hóa ít phổ biến hơn như, thủy tinh và tỏi.

Kết quả là, giá bóng đèn điện lên kỷ lục ở 14 nhân dân tệ/kg tại Bắc Kinh, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc.

Tương tự, giá hợp đồng kỳ hạn của thủy tinh cũng vọt lên cao nhất hơn 2 năm trong phiên 11/11, với khối lượng giao dịch trên sàn rất lớn.

dong tien nong do ve thi truong hang hoa trung quoc

Trong khi đó, tỏi có thể là một trong những thị trường mục tiêu của giới đầu cơ, bởi hàng hóa này chưa từng có biến động nào quá lớn về cung – cầu, đủ để đẩy giá cả tăng vọt, theo ông Yao.

dong tien nong do ve thi truong hang hoa trung quoc

Ngoài hàng hóa, dòng tiền nóng ở Trung Quốc cũng đang xu hướng trở lại thị trường trái phiếu trong gần một năm trở lại đây. Trước đó, làn sóng mua nhà đã gần như ép vỡ “bong bóng” trái phiếu Trung Quốc. “Lợi suất trái phiếu Trung Quốc liên tục giảm trong thời gian gần đây dù chính phủ không hề áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ nào quá lớn. Điều này chứng tỏ rằng, giới đầu tư cũng đang đổ rất nhiều tiền vào các thị trường tài sản cố định”, ông Yao nhận định.

Cũng theo ông, diễn biến vừa qua trên thị trường hàng hóa Trung Quốc chính là hình ảnh phản chiếu lại cuộc khủng hoảng chứng khoán mà Trung Quốc từng phải đối mặt trong mùa hè năm ngoái. “Khi thị trường chứng khoán sụp đổ, bất động sản trở thành cục nam châm hút vốn từ giới đầu tư, và giờ hàng hóa trở thành điểm đến tiếp theo”, ông nói.

Đồng tình với quan điểm của ông Yao, bà Wei Yao của SocGen theo đó đưa ra lời cảnh báo về tình trạng tăng giá quá mạnh trên thị trường hàng hóa Trung Quốc. “Đây là những dấu hiệu để các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nhận ra rằng, áp lực lạm phát trong hệ thống tài chính hoặc trên thị trường bất động sản đến một mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng lây lan đến cả nền kinh tế thực.”

Lạm phát tăng liên tục sẽ là vấn đề vô cùng nhức nhối đối với Ngân hàng Trung ương Trung Quốc khi đi tìm định hướng chính sách cho năm 2017. Tuy nhiên theo ông Yao, chính phủ sẽ chưa phải quá lo lắng về lạm phát, bởi kinh tế Trung Quốc vẫn đang mắc kẹt với tình hình dư thừa năng suất trong nhiều lĩnh vực.

“Giá hàng hóa tăng nhanh, mà một phần do làn sóng đầu cơ, đang tạo ra một số rủi ro tài chính cho Trung Quốc. Tuy nhiên với lạm phát, trừ phi là do mất cân bằng cung – cầu, còn không thì lạm phát vẫn chưa phải là một vấn đề đáng báo động. Bởi, những yếu tố có thể thúc đẩy lạm phát tăng liên tục vẫn còn rất yếu vào thời điểm hiện tại”, ông nói.

Oanh Oanh