Đông Nam Á đối mặt với rủi ro tăng trưởng trong năm 2019
Năm ngoái, các nhà kinh tế dự đoán Đông Nam Á sẽ có một năm 2018 mạnh mẽ và sôi động. Tuy nhiên, đối với năm 2019, mọi thứ không còn lạc quan như trước.
Điều tiết tăng trưởng kinh tế và lãi suất cao hơn sắp diễn ra. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ mang lại nhiều lợi ích khi tiếp tục tăng lãi suất năm 2019, trong khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu trong khu vực.
Philipines có thể đạt được mức tăng trưởng ngắn trong năm 2019 nếu cuộc đua giảm lạm phát chín mùi.
Ảnh minh họa |
“Tăng trưởng và lạm phát tại khu vực Đông Nam Á sẽ giảm trong năm 2019”, Tamara Henderson tại tờ Bloomberg Economics nói. “Kể cả vậy, mong muốn thu hút dòng đầu tư sẽ bắt buộc các ngân hàng trung ương trong khu vực phải duy trì xu hướng thắt chặt, ít nhất là đến khi Fed ngừng tăng lãi suất hoặc Trung Quốc bắt đầu có động thái tích cực”.
Chưa kể, bầu cử tại Thái Lan, Indonesia và Philipines cũng có thể làm rung chuyển con tàu Đông Nam Á.
Dưới đây là một số những xu hướng kinh tế quan trọng trong khu vực năm 2019 do The ASEAN Post đăng tải:
Suy yếu toàn cầu
Phần lớn nhà kinh tế đều cho rằng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2019.
Trong khi các nền kinh tế như Philipines và Việt Nam tiếp tục vượt trội hơn, nhìn chung tăng trưởng chậm vẫn sẽ diễn ra tại Đông Nam Á.
Đặc biệt, do mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, chiến tranh thương mại xoay quanh thuế quan và thay đổi cơ cấu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khu vực Đông Nam Á.
Thương mại đi xuống
Hiệu ứng domino sẽ gây ra rủi ro lớn cho thương mại khu vực Đông Nam Á, giữa bối cảnh tác động xấu từ quí ba cùng triển vọng nhạt nhòa của cuộc "đình chiến" giữa Mỹ và Trung Quốc hồi đầu tháng 12.
“Châu Á sẽ đối mặt với khá nhiều thách thức đầu năm 2019”, Rob Subbaranman, giám đốc bộ phận kinh tế thị trường mới nổi kiêm cựu nghiên cứu viên thu nhập cố định tại Nhật Bản của Nomura Holdings, phát biểu trước phóng viên ngày 13/12.
Đối với thương mại toàn cầu, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi có triển vọng tốt lên, các công ty thuộc lĩnh vực công nghệ sẽ suy yếu nửa đầu năm 2019, theo dự án phân tích tại Nomura Holdings.
Thương mại hàng hóa chiếm hơn 200% kinh tế Singapore và hơn 100% kinh tế Việt Nam, Malaysia và Thái Lan.
Bất ổn trong bầu cử
Thái Lan sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu ngày 24/2 tới, sau hơn 4 năm quân đội tiếp quản nhà nước. Các nhà phân tích đang e ngại về tình hình xã hội bất ổn bởi những bất ổn này có thể ảnh hưởng đến ngành du lịch cũng như thu hút đầu tư.
Tiếp đến vào tháng 4/2019, Indonesia sẽ tiến hành bầu cử - một cuộc tái chiến giữa Tổng thống Joko Widodo và đối thủ, Prabowo Subianto.
Sau đó, Philipines cũng sẽ tổ chức bầu cử giữa nhiệm kì vào tháng 5/2019.
Cục Dự trữ Liên bang
Các ngân hàng trung ương sẽ phải vật lộn và nỗ lực để bảo vệ tiền tệ quốc gia cũng như kiểm soát các tài khoản hiện tại sau khi Fed tăng lãi suất.
Trong khi các nhà phân tích tại Nomura Holdings nhìn thấy nửa cuối năm tươi sáng, Selena Ling, nhà kinh tế tại Oversea-Chinese Banking ở Singapore, lại cho rằng thách thức đang chờ sẵn phía trước.
Quan điểm có phần bi quan của Selena Ling xuất phát từ việc Fed ngông cuồng thay đổi lãi suất trong bối cảnh cắt giảm bảng cân đối kế toán, cũng như ngân hàng trung ương có tiềm năng loại bỏ lãi suất trung lập.
Lạm phát gây bất ngờ?
Các nhà kinh tế cho biết lạm phát sẽ tăng tương đối thấp đối với phần lớn các quốc gia trong khu vực năm 2019. Theo khảo sát từ Bloomberg, chỉ duy nhất Philipines thoát khỏi tình trạng lạm phát năm 2019.
Các ngân hàng trung ương tại Philipines vừa cắt giảm dự báo lạm phát sau khi nhận thấy giá dầu tiếp tục bình ổn và luật pháp đã giảm bớt các chế tài xoay quanh nhập khẩu gạo.