|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Động lực nào cho sự dũng cảm của các ngân hàng đối với tín dụng DNNVV?

07:00 | 31/03/2018
Chia sẻ
Bối cảnh ở Việt Nam, khi doanh nghiệp nội tại yếu, hoạt động giữa quỹ bảo lãnh tín dụng và ngân hàng chưa ăn khớp, sự ủng hộ từ phía Chính Phủ chưa được mãnh liệt như nước bạn, DNNVV và nguồn vốn tín dụng thật không dễ dàng để tìm thấy nhau.
dong luc nao cho su dung cam cua cac ngan hang doi voi tin dung dnnvv DNVVN Việt Nam Network chính thức ra đời
dong luc nao cho su dung cam cua cac ngan hang doi voi tin dung dnnvv Khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Vấn đề trọng yếu không nằm ở lãi suất

Những cản trở đối với việc DNNVV Việt Nam tiếp cận nguồn vốn tín dụng

Hội thảo Năng lực toàn diện cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV - SME) tiếp cận tín dụng diễn ra sáng nay, ngày 30/3.

Theo nhận định của bà Bùi Thu Thủy, Cục Phát triển Doanh nghiệp, năng lực nội tại của DNNVV của Việt Nam đang còn rất hạn chế. Khả năng quản trị, năng lực tài chính, việc chủ động tiếp cận thông tin hay chưa thích ứng nhanh với thay đổi của môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt chưa đề cao sự minh bạch về tình hình tài chính, rất khó tạo được niềm tin cho các tổ chức tín dụng để rót tiền cho vay. Thách thức lớn nhất chính là sự tin cậy.

dong luc nao cho su dung cam cua cac ngan hang doi voi tin dung dnnvv
Hội thảo Năng lực toàn diện cho DNNVV tiếp cận tín dụng. Ảnh: Tuệ An.

Ở Việt Nam hiện nay có 28 quỹ bảo lãnh tín dụng hoạt động, bảo lãnh cho các khoản vay của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế đã xảy ra những mâu thuẫn giữa quỹ bảo lãnh và ngân hàng khi có trường hợp xấu xảy ra như doanh nghiệp phá sản. Nhiều về số lượng, nhưng kém về chất lượng. Các quỹ này hoạt động chưa thực sự hiệu quả.

Câu chuyện về bức tranh DNNVV ở Thái Lan

Các DNNVV ở Thái Lan chủ động và luôn sẵn sàng học tập để thích ứng với sự thay đổi. Họ cũng minh bạch hơn trong tình hình tài chính của doanh nghiệp. Theo ông Suwanchai Lohawatanakul, Giám đốc OSMEP, vấn đề mấu chốt để các DNNVV tiếp cận tín dụng xuất phát từ chính nội tại và sức mạnh của chính doanh nghiệp. Như lời của cố quốc vương Thái Lan Mahidol Adulyadej từng nói: “Dù gì thì nội lực của doanh nghiệp là quan trọng nhất”.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Thái Lan nhận được nhiều sự hỗ trợ tích cực từ phía Chính phủ và môi trường kinh doanh.

Với điều kiện nội tại doanh nghiệp tốt, các quỹ bảo lãnh tín dụng của Thái Lan, như Thai Credit Guarantee Corporation (TCG) sẵn sàng bảo lãnh cho các khoản vay của DNNVV mà không yêu cầu bất kỳ tài sản đảm bảo nào.

Phía đại diện bên quỹ bảo lãnh TCG cho hay: “Chúng tôi không yêu cầu tài sản thế chấp”. Ngay từ ban đầu, mức độ rủi ro phù hợp của TCG đã được thiết lập, dựa trên việc nghiên cưu và học hỏi mô hình của các nước Hàn Quốc, Malaysia.

Quỹ bảo lãnh tín dụng sẽ làm việc và hợp tác với ngân hàng, tạo ra mô hình “cut-lost” (cắt lỗ), chia sẻ rủi ro khi có tình huống xấu xảy ra. Trách nhiệm của ngân hàng và quỹ bảo lãnh đối với khoản nợ trong các trường hợp phải được quy định rõ ràng trong văn bản. Ngân hàng và bảo lãnh tính dụng ngồi cùng thuyền, có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để hỗ trợ doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Chính Phủ Thái Lan không đánh thuế VAT với các đối tượng doanh nghiệp siêu nhỏ (có nguồn doanh thu năm ít hơn 1,8 triệu bath). Đây cũng có thể được coi là một bài toán giúp Việt Nam thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh gia đình sang doanh nghiệp siêu nhỏ.

Ở Thái Lan, Cục xúc tiến thương mại DNNVV cũng đóng vai trò trung gian quan trọng trong việc hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp, bảo lãnh tín dụng và ngân hàng.

Thái Lan chủ trương cơ chế chính sách giúp cho DNNVV tập trung vào khởi nghiệp, giúp DN tồn tại, giúp DN khỏe hơn. Chính phủ Thái Lan hỗ trợ DN khi có thay đổi chính sách và bước ra sân chơi quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị. Cùng với đó là việc hô trợ nhưng theo phân khúc các khách hàng khác nhau.

Động lực nào cho sự dũng cảm của các ngân hàng đối với tín dụng SME?

Tập trung vào nhóm khách hàng bán lẻ (cho vay cá nhân và DNNVV) đã trở thành định hướng của nhiều ngân hàng Việt hiện nay. Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) cho hay, ngân hàng định hướng gia tăng tỷ trọng nhóm khách hàng DNNVV gia tăng từ 27% lên mức hơn 30% tổng dư nợ trong vài năm tới. Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) tung ra Commcredit đánh vào tín dụng tiểu thương, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)… theo đuổi nhóm khách hàng DNNVV. Để thực sự đi vào được phân khúc DNNVV, các ngân hàng Việt Nam cần xác định một mô hình rủi ro và dám chấp nhận rủi ro.

Ông Suwanchai Lohawatanakul, Giám đốc OSMEP chia sẻ rằng chính các ngân hàng Thái Lan cũng đã sợ nợ xấu, và đó là bài học cho sự thất bại từ trước. Từ năm 2009, Thái Lan đã định nghĩa lại các DNNVV, khuyến khích các ngân hàng dũng cảm hơn trong việc cho vay các DNNVV. Thái Lan chấp nhận nợ xấu, không sợ nợ xấu và có những biện pháp giải quyết.

Bối cảnh ở Việt Nam, khi doanh nghiệp nội tại yếu, hoạt động giữa quỹ bảo lãnh tín dụng và ngân hàng chưa ăn khớp, sự ủng hộ từ phía Chính Phủ chưa được mãnh liệt như nước bạn, DNNVV và nguồn vốn tín dụng thật không dễ dàng để tìm thấy nhau.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tuệ An