|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Đồng baht mạnh khiến giá trị xuất khẩu gạo Thái Lan giảm tới 40 tỉ baht

20:03 | 05/11/2019
Chia sẻ
Doanh thu từ xuất khẩu gạo của Thái Lan có thể giảm 30 - 40 tỉ baht vì đồng nội tệ mạnh khiến xuất khẩu xuống còn 8 - 8,1 triệu tấn trong năm nay.

Theo ông Chookiat Ophaswongse, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, triển vọng xuất khẩu gạo vẫn ảm đạm, với đồng baht khiến gạo địa phương trở nên đắt đỏ hơn so với nguồn cung từ Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ. 

Giá gạo trắng của Thái Lan đang cao hơn gạo Việt Nam khoảng 50 USD/tấn, trong khi Trung Quốc, với khối lượng dự trữ khổng lồ, đã thúc đẩy xuất khẩu gạo giá rẻ sang châu Phi.

"Xuất khẩu gạo Thái Lan có thể giảm còn 8 triệu tấn trong năm nay từ mức 11,2 triệu tấn của năm ngoái, dẫn đầu là sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu gạo trắng", ông Chookiat cho hay. 

Đồng baht mạnh được dự báo sẽ khiến xuất khẩu gạo trắng giảm tới 35% từ mức 5,49 triệu tấn của năm ngoái. 

Thông thường, xuất khẩu gạo của Thái Lan trung bình đạt 10 triệu tấn trong một năm, với gạo trắng chiếm tới một nửa khối lượng. 

Theo ông Chookiat, xuất khẩu gạo trắng tổng cộng có thể chỉ đạt 3 triệu tấn trong năm nay. 

Tháng 7, hiệp hội đã hạ mục tiêu xuất khẩu gạo hàng năm từ 9,5 triệu tấn xuống 9 triệu tấn. 

Trong đó, gạo trắng chiếm 3,9 triệu tấn, theo sau là gạo đồ với 2,8 triệu tấn, gạo hom mali 1,3 triệu tấn, gạo thơm 600.000 tấn và gạo nếp 400.000 tấn. 

Các quốc gia nhập khẩu gạo lớn cũng thay đổi chính sách mua gạo. Philippines đã cho phép khu vực tư nhân đóng vai trò lớn lơn trong nhập khẩu, gia tăng cạnh tranh trên thị trường nội địa. 

Trong khi đó, tình hình hạn hán tại Thái Lan cũng giảm sản lượng gạo và có thể khiến giá gạo tăng cao.

Báo cao mới nhất từ Bộ Thương mại Thái Lan cho biết xuất khẩu gạo trong 9 tháng đầu năm đã giảm 28,1% so với năm trước xuống 5,9 triệu tấn, theo Bangkok Post.

Lyly Cao

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.