Độc giả 'hiến kế' giúp các shipper không bị bùng hàng
Ngày 8/6, trên các diễn đàn mạng xôn xao vụ việc Lâm Tú Ngân - tài xế của Grab - bị khách nữ bùng đơn hàng 20 ly trà sữa trị giá 1,2 triệu đồng.
Đến 9/6, các nhóm dành cho xe ôm công nghệ liên tục chia sẻ câu chuyện nữ shipper ở TP.HCM bị khách "bỏ bom" đơn hàng 10 suất bánh hỏi bún chả nướng. Nạn nhân là chị Quyên phải chịu mất số tiền 490.000 đồng đã bỏ ra.
Trên Zing.vn, phần lớn độc giả bày tỏ thái độ phản đối trước hành vi thiếu ý thức của những người đặt hàng rồi hủy một cách "bất chấp", mặc kệ thiệt hại người giao hàng phải chịu.
Không ít người đề xuất giải pháp để hạn chế tình trạng khách bùng hàng, giúp các shipper tránh bớt rủi ro.
Các vụ việc shipper bị bùng hàng khiến dân mạng bức xúc. Ảnh: Nguyen Tuan Anh.
Đã đặt hàng online thì phải thanh toán online
Thực tế, những đơn hàng bị "bỏ bom" đều được khách đặt trước, khi nhận mới trả tiền. Shipper thường sẽ ứng ra một khoản tiền để lấy hàng, đến khi giao cho khách sẽ thu luôn tiền hàng cùng phí ship.
Nhiều độc giả có cùng quan điểm cần thay đổi hình thức thanh toán truyền thống này để bảo đảm quyền lợi của người vận chuyển.
"Giao dịch tài chính trong nước vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào tiền mặt dẫn đến hình thức giao hàng COD (nhận hàng rồi mới trả tiền) được sử dụng nhiều. COD có lợi cho người tiêu dùng nhưng ngược lại là rủi ro cho người cung cấp và bên trung gian nếu có", một độc giả bình luận dưới bài viết Dân mạng không tin lời giải thích của cô gái bùng 20 ly trà sữa đăng trên Zing.vn.
Theo độc giả này, biện pháp tạm thời có thể thực hiện là đối với các đơn hàng có một giá trị nhất định, người dùng cần phải đặt cọc một khoản rồi mới được đặt hàng.
Nhiều độc giả cho rằng nên có giải pháp để quản lý, nâng cao trách nhiệm của khách hàng. Ảnh minh họa.
Tài khoản tên Phan đồng tình: "Muốn giải quyết tình trạng này, phải ngừng ngay hình thức thanh toán COD. Đã đặt hàng online thì phải thanh toán online luôn. Có như vậy người mua mới không bùng hàng được, đồng thời sẽ được đặt trách nhiệm với bên bán, bên giao trong việc đảm bảo hàng đúng loại, không trễ hẹn".
Độc giả có tài khoản Nhựt Phú Vincent đưa ra dẫn chứng: "Bên Malaysia đặt GrabFood không thể thanh toán bằng tiền mặt, phải thanh toán thẻ trước. Thứ nhất an tâm cho shipper, thanh toán thẻ còn nhận được ưu đãi cũng như điểm thưởng nhiều hơn".
Song với thói quen, tâm lý tiêu dùng của số đông người Việt hiện tại, nhiều độc giả chỉ ra điểm "bất khả thi" của ý tưởng trên.
"Bạn mua một món đồ online, chất lượng giới thiệu rất tốt. Bạn trả tiền trước có nghĩa là bạn chấp nhận những rắc rối và phung phí thời gian nếu món hàng đó kém chất lượng. Vì thế mọi người chọn cách trả tiền sau để nếu chất lượng sản phẩm không đúng thì có thể không nhận hàng và cũng đỡ mất công kiện cáo, đổi trả", Thien Ky nêu ý kiến.
Một độc giả khác cho rằng, khó khăn ở đây còn do sự cạnh tranh giữa các hãng cung cấp dịch vụ, người tiêu dùng thường có xu hướng chọn những đơn vị không đòi hỏi sự ràng buộc.
Xác minh thông tin cá nhân khách hàng
Lập một tài khoản trên các ứng dụng khá dễ dàng. Ai cũng có thể đặt hàng mà không có nhiều sự ràng buộc về tiền bạc được các độc giả xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bùng hàng.
"Các app giao hàng hay đặt xe cần phải xác minh thông tin cá nhân của khách như giấy chứng minh nhân dân, bằng lái xe chẳng hạn, thêm một ảnh chân dung khi đăng ký tài khoản để tránh sự cố bùng như thế này", một độc giả bày tỏ.
Nhiều độc giả cho rằng nên có giải pháp để quản lý, nâng cao trách nhiệm của khách hàng. Ảnh minh họa.
Tài khoản La Diệu Hán cho rằng nên có hình thức chia nhóm khách hàng để dễ quản lý, áp dụng các ưu đãi để tránh rủi ro: "Với đơn hàng nhiều tiền, một là áp dụng cho những khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ, định mức sẽ tăng từ từ để tăng độ tin cậy của khách, hai là có thể ra thêm chế độ đặt cọc 50% bằng ví điện tử".
Độc giả Thuy Nhung cho rằng c