|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cuộc đua giữa Fintech và ví điện tử tại Việt Nam

12:32 | 25/09/2018
Chia sẻ
Theo Asian Banker Research, tổng số người dùng ví điện tử dự kiến ​​sẽ vượt mốc 10 triệu người dùng vào năm 2020. Trong khi đó Fintech dường như đang tụt lùi lại phía sau khi việc thanh toán qua mua sắm online không được như kỳ vọng.
cuoc dua giua fintech va vi dien tu tai viet nam Siết quản lý hoạt động thanh toán qua POS, ví điện tử
cuoc dua giua fintech va vi dien tu tai viet nam Ngân hàng và Fintech: Từ đối đầu đến đối tác
cuoc dua giua fintech va vi dien tu tai viet nam
Ảnh minh hoạ.

Tiềm năng phát triển thanh toán điện tử của Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là thị trường ngân hàng bán lẻ phát triển nhanh nhất hiện nay ở châu Á với mức tăng trưởng dự kiến ​​hàng năm là 25% từ năm 2016 đến năm 2018. Đây cũng là nơi có hơn 20 fintech trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến.

Hơn 90% các khoản thanh toán đang được thực hiện thông qua tiền mặt, nhưng sở thích của người tiêu dùng đang thay đổi thúc đẩy sự phát triển của việc thanh toán qua thẻ. Số lượng thẻ tín dụng đã tăng từ 2,1 triệu đến 5,2 triệu thẻ trong giai đoạn 2011-2016. Asian Banker Research dự kiến ​​đến năm 2018 hơn 8 triệu thẻ tín dụng sẽ được lưu hành.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tính đến cuối năm 2013 có khoảng 1,84 triệu người dùng ví điện tử với tổng khối lượng giao dịch 1,1 tỷ USD. Nhưng đến năm 2016 con số này đã tăng lên đến 3 triệu người dùng ví. Tổng số người dùng ví dự kiến ​​sẽ vượt mốc 10 triệu người dùng vào năm 2020 (Hình 1), theo Asian Banker Research.

cuoc dua giua fintech va vi dien tu tai viet nam
Số lượng người dùng ví điện tử tại Việt Nam

Theo Hiệp hội Thẻ ngân hàng Việt Nam, trong năm 2016, 83% của tất cả các giao dịch thẻ máy rút tiền tự động (ATM) là để rút tiền mặt. Ít hơn 17% cho chuyển tiền, và chỉ có 0,3% giá trị cho thanh toán POS.

Sự tăng trưởng của các công ty fintech ở Việt Nam từ năm 2010 đến 2014 là nhờ sự kỳ vọng phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhóm khách hàng thực hiện mua hàng online đã không hỗ trợ cho mô hình kinh doanh này. Chỉ có chưa đến 7% khách hàng có ứng dụng thanh toán thực hiện mua hàng trực tuyến. Do đó, những công ty fintech lại buộc phải mở rộng phạm vi dịch vụ của mình bao gồm cả tài chính tiêu dùng, bảo hiểm và cả các trò chơi.

Cạnh tranh giữa các ví điện tử

Ở Việt Nam có hơn 12 ví điện tử đang cạnh tranh lẫn nhau. Sự tồn tại của quá nhiều nền tảng cạnh tranh cho một nhóm khách hàng nhỏ sẽ kích thích cho việc thâu tóm, sáp nhập hoặc đóng cửa.

Trong đó, MoMo đã trở thành nhà cung cấp ví điện tử lớn nhất tại Việt Nam bằng cách cung cấp trải nghiệm tốt hơn và tạo mối quan hệ đối tác sớm với những nhà cung cấp hiện tại.

Công ty bắt đầu mở rộng phạm vi dịch vụ và sớm xây dựng các liên minh với các đối tác như Vietcombank. Từ đó mang lại sự tiện lợi trong việc thanh toán cho người tiêu dùng (C2B), doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B) và thanh toán ngang hàng (P2P) tương đương các ngân hàng thương mại. Công ty hướng tới mục đích tạo ra một hệ sinh thái thanh toán tương tự như Alipay và WeChat Pay tại Việt Nam.

Tính đến cuối năm 2016, MoMo có 2 triệu người dùng, chiếm khoảng 70% đến 80% tổng số thị trường ví điện tử. Mô hình doanh thu dựa trên phí của nó bắt nguồn từ phí thương gia và nhà cung cấp dịch vụ ví di động trên mọi giao dịch.

Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng đang cố gắng xây dựng ví điện tử của riêng mình, chẳng hạn như VPBank với Timo và Maritime Bank với MEED.

Timo (viết tắt của Time and Money), được ra mắt vào năm 2015 với tư cách là ngân hàng duy nhất kỹ thuật số, hoạt động với giấy phép ngân hàng của VPBank. VPBank vận hành toàn bộ nền tảng điều hành phụ trợ, trong khi Timo thúc đẩy đề xuất giá trị ở mặt trước.

MEED, một công ty công nghệ có trụ sở tại Hoa Kỳ cung cấp nền tảng toàn cầu cho các tổ chức tài chính, cung cấp nền tảng ngân hàng di động cho Maritime Bank.

Tiến trình chuyển đổi của MoMo

M-Service, công ty đằng sau MoMo, đã nhanh chóng phát triển mô hình kinh doanh của mình kể từ năm 2007. Công ty này đã sớm chuyển sang giải pháp thanh toán kỹ thuật số bởi vì nó nhận ra những hạn chế và chi phí phục vụ khách hàng thông qua một mô hình đại lý.

Khách hàng của MoMo bao gồm khoảng 50% người dùng ví di động và 50% khách hàng được phục vụ bởi mạng lưới đại lý của họ. Với mạng lưới hơn 5.000 đại lý độc lập, thông qua đó khách hàng có thể nạp tiền vào tài khoản của họ, rút ​​tiền, thanh toán hóa đơn và các giao dịch tài chính khác. MoMo có kế hoạch phát triển mạng lưới của mình cho đến 11.000 đại lý và hơn 7 triệu người dùng ví điện tử.

Tiềm năng cho MoMo có thể lên đến 15 triệu khách hàng trong khoảng 40 triệu người lao động tại Việt Nam và nhắm đến các công nhân ở TP HCM và Hà Nội, có tổng số khách hàng ngân hàng bán lẻ khoảng 12,5 triệu người.

Trong năm 2013, Goldman Sachs đã đầu tư 5,75 triệu USD vào MoMo, và M Service đã huy động thêm 28 triệu USD Mỹ từ quỹ B của Standard Chartered Private Equity và Goldman Sachs vào năm 2016.

Xem thêm

Diệp Bình