|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Doanh thu phí bảo hiểm giảm hai quý liên tiếp

11:22 | 29/09/2023
Chia sẻ
Trong quý III/2023, doanh thu phí bảo hiểm đã giảm 10,4% so với cùng kỳ do ảnh hưởng từ các bê bối trong hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đi xuống nhưng bảo hiểm phi nhân thọ lại có xu hướng tăng.

Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, doanh thu phí bảo hiểm trong quý III/2023 ước đạt 52.900 tỷ đồng, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 165.600 tỷ đồng, giảm 6,9% so với cùng kỳ.

Doanh thu phí bảo hiểm đã tăng trưởng âm trong hai quý liên tiếp.

9 tháng đầu năm 2023, doanh thu phí lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 52.200 tỷ đồng, tăng 2,6% so với cùng kỳ. Doanh thu của lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ dự kiến đạt 113.400 tỷ đồng, giảm 10,7%. Trong khi đó, chi trả quyền lợi bảo hiểm đã tăng 30,2%, đạt 57.100 tỷ đồng.

Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 746,7 tỷ đồng, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt 890,5 tỷ đồng, tăng 14,4%, tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm tăng 12,9%.

Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đi xuống nhưng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ lại có xu hướng tăng do doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang nỗ lực ứng dụng chuyển đổi số, đẩy mạnh hợp tác, mở rộng thị trường, tối ưu hóa quy trình và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Nhóm doanh nghiệp này được kỳ vọng sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay và duy trì được mức tăng trưởng doanh thu bền vững.

Trong khi đó, ngành bảo hiểm nhân thọ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng niềm tin chưa từng có do một loạt bê bối. Niềm tin của người dân vào bảo hiểm nhân thọ đi xuống, ảnh hưởng tới doanh thu phí bảo hiểm - hoạt động kinh doanh cốt lõi của các công ty. 

Các doanh nghiệp này đã phải dựa vào những mảng kinh doanh khác như tài chính và tối ưu hóa chi phí để đảm bảo lợi nhuận. 

Minh Quang

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.