|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Doanh thu giảm nghìn tỉ, Lilama vẫn báo lãi ròng cổ đông công ty mẹ tăng 10 lần trong quí I

20:09 | 05/05/2020
Chia sẻ
Trong quí I, Lilama ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 17,2 tỉ đồng, gấp 10 lần cùng kì nhờ ghi nhận khoản lỗ 13 tỉ đồng cho các cổ đông không kiểm soát.

Tổng công ty lắp máy Việt Nam – CTCP (Lilama – Mã: LLM) công bố báo cáo tài chính quí I/2020 với doanh thu thuần 1.180 tỉ đồng, bằng một nửa so với quí I/2019.

Trong kì, doanh thu hoạt động tài chính hơn 33 tỉ đồng, giảm 90% cùng kì. Chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt khoảng 43 tỉ và 26 tỉ đồng, giảm 66% và 94%. 

Tổng kết, Tổng công ty có lợi nhuận sau thuế 4,2 tỉ đồng, giảm 36%. Riêng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ ghi nhận mức lãi 17,2 tỉ đồng, gấp 10 lần cùng kì nhờ ghi nhận khoản lỗ 13 tỉ đồng cho các cổ đông không kiểm soát.

Doanh thu giảm nghìn tỉ, Lilama vẫn báo lãi ròng cổ đông công ty mẹ tăng 10 lần trong quí I - Ảnh 1.

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quí I/2020 của Lilama)

Hết tháng 3/2020, tổng giá trị tài sản của Lilama hơn 7.669 tỉ đồng, giảm hơn 6% hồi đầu năm. Chiếm tỉ trọng lớn nhất là các khoản phải thu ngắn hạn gần 4.145 tỉ đồng, giảm 6%. Hàng tồn kho gần 907 tỉ đồng, giảm 19,5% thời điểm đầu kì.

Cơ cấu nguồn vốn thay đổi nhiều nhất tại nợ phải trả với 6.546 tỉ đồng, giảm 7%. Trong đó, phải trả người bán ngắn hạn giảm 4,5% còn 3.755 tỉ đồng. Chi phí phải trả ngắn hạn giảm 51% so với đầu năm còn 463 tỉ đồng.

Năm 2020, Lilama đặt mục tiêu tổng doanh thu 3.054,5 tỉ đồng, giảm 45% so với thực hiện năm 2019. Lợi nhuận trước thuế 30 tỉ đồng, giảm hơn gần 61%. Cổ tức chi trả bằng một nửa năm 2019 với tỉ lệ 2%. 

Doanh thu giảm nghìn tỉ, Lilama vẫn báo lãi ròng cổ đông công ty mẹ tăng 10 lần trong quí I - Ảnh 2.

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2019 của Lilama)

Theo Lilama, việc đặt kế hoạch thấp hơn thực hiện năm trước do các dự án lớn của Tổng công ty thi công khối lượng công việc còn lại không còn nhiều (phần lớn đã thực hiện khối lượng nhập thiết bị, xây lắp). Mặt khác, đây là giai đoạn khó khăn của các chủ đầu tư, bên cạnh tình hình dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, khả năng khởi công và ký các hợp đồng lớn trong năm 2020 là rất thấp.

Tổng công ty đã hoàn thiện hồ sơ bàn giao vốn nhà nước sang Công ty cổ phần. Trong năm nay, Tổng công ty sẽ tiếp tục làm việc với các địa phương, đơn vị liên quan để giải quyết những vướng mắc tồn tại để sớm hoàn thành công tác quyết vốn Nhà nước bàn giao sang Công ty cổ phần.

Minh Đăng

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.