|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Doanh nghiệp Việt khẳng định 'có' thiệt hại, Hàn Quốc cho rằng \"không\"

12:56 | 17/01/2017
Chia sẻ
Tại phiên tham vấn công khai vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam đều khẳng định thép mạ nhập khẩu gây thiệt cho sản xuất trong nước thì doanh nghiệp Hàn Quốc cho rằng không gây ra hoặc đe dọa thiệt hại đáng kể nào cho ngành sản xuất trong nước. 

Mới đây tại Hà Nội, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) tổ chức phiên tham vấn công khai về vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc khi nhập vào Việt Nam.

Nhà sản xuất trong nước khẳng định có thiệt hại

Cụ thể, đại diện bên bên yêu cầu là Công ty Luật Mayer Brown JSM khẳng định việc điều tra chống bán phá giá là biện pháp hoàn toàn thích đáng để bảo vệ ngành sản xuất tôn mạ của Việt Nam trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh của một số doanh nghiệp từ các nước bị điều tra. Căn cứ pháp lý của vụ việc cũng như tiến trình điều tra cho đến thời điểm hiện tại là hoàn toàn phù hợp với quy định liên quan của pháp luật Việt Nam.

Nhà sản xuất trong nước cũng cho rằng, có dấu hiệu hành vi bán phá giá của thép mạ từ Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam gây ảnh hưởng tiêu cực và làm thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Theo đó, nhà sản xuất đề nghị Cục QLCT xem xét áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại quyết định cuối cùng, rà soát lại hồ sơ, dữ liệu của các doanh nghiệp bị điều tra và xem xét áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực cho giai đoạn 90 ngày trước ngày áp thuế sơ bộ.

Hàn Quốc khẳng định không gây thiệt hại

Tuy nhiên Cục QLCT trích dẫn quan điểm của Công ty Posco Hàn Quốc cho rằng vụ việc này không có thiệt hại, đe dọa gây thiệt hại đáng kể cũng như không có mối quan hệ nhân quả giữa thép mạ nhập khẩu với thiệt hại và đe dọa thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Theo Posco Hàn Quốc, việc nhập khẩu thép mạ từ Hàn Quốc không gây ra hoặc đe dọa thiệt hại đáng kể nào (nếu có) cho ngành sản xuất trong nước. Điều này được khẳng định khi lượng nhập khẩu từ Hàn Quốc chiếm 4,57% là tỷ lệ rất nhỏ trong giai đoạn điều tra so với các sản phẩm nhập khẩu khác, trong đó bao gồm thép mạ cao cấp và mác thép có chứng nhận cung ứng cho phân khúc thị trường cao cấp sử dụng cho các lĩnh vực ô tô và điện tử.

Bên cạnh đó, giá bình quân của thép mạ nhập khẩu từ Hàn Quốc cao hơn 85 USD/tấn so với giá bình quân của các đơn vị sản xuất thép mạ tại Việt Nam.

Posco khẳng định: "Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép mạ nhập khẩu từ Hàn Hàn Quốc, đặc biệt là từ Posco, sẽ dẫn đến ảnh hưởng bất lợi chung cho nền kinh tế Việt Nam; tác động đáng kể đến các kế hoạch sản xuất và đầu tư trong tương lai Samsung và LG Electronics khởi công cơ sở sản xuất mới tại Việt Nam. Đề nghị xem xét lại vấn đề phân tích thiệt hại, tính toán biên độ thiệt hại, áp dụng nguyên tắc thuế suất thấp hơn và loại trừ Hàn Quốc khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá".

Trong khi đó, một số nhà sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc không có bình luận nào về vấn đề thiệt hại. Họ chỉ đưa ra đề nghị, cơ quan điều tra có một số điều chỉnh trong việc tính toán biên độ bán phá giá của các công ty này. Trong đó, các điều chỉnh này cụ thể đối với từng công ty và không liên quan đến phương pháp tính toán chung của Cơ quan điều tra.

Ý kiến của các bên liên quan

Phía Phòng Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc (CCOIC) cho rằng, hiện nay Bộ Công Thương đang tiến hành điều tra song song vụ việc chống bán phá giá sản phẩm thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam.

Do thép mạ là nguyên liệu đầu vào của sản xuất tôn mạ màu do vậy phía Trung Quốc quan ngại nếu cả 2 vụ việc đều có thiệt hại. Theo đó, CCOIC đề nghị tại các báo cáo cuối cùng Cục QLCT cần làm rõ phần thiệt hại của ngành sản xuất trong nước và giải thích đầy đủ, toàn diện, trọn vẹn dựa trên các bằng chứng xác thực và khách quan.

CCOIC cũng cho rằng báo cáo sơ bộ không cung cấp đầy đủ bằng chứng khách quan để chứng minh rằng hàng hóa nhập khẩu bị điều tra là nhân tố gây ra tác động ép giá hay kìm giá trong nước cũng như có ảnh hưởng xấu đến doanh thu và lợi nhuận.

CCOIC cho biết, chứng cứ chứng minh thiệt hại thể hiện tại Báo cáo sơ bộ là chưa đầy đủ, việc sản xuất kinh doanh không thể hiện sự sụt giảm do công suất, sản lượng, doanh thu, lao động, năng suất lao động và lợi nhuận đều tăng.

Phía Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) có ý kiến đề nghị Cục QLCT tính toán mức bán phá giá thật sự hợp lý nhằm ngăn chặn sản phẩm thép mạ bán phá giá vào Việt Nam. Theo VSA, khi thép mạ giá rẻ từ Trung Quốc nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam sẽ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, dần dần sẽ chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, có thể hình thành lợi thế độc quyền của sản phẩm thép mạ nhập khẩu gây lũng đoạn thị trường.

doanh nghiep viet khang dinh co thiet hai han quoc cho rang khong Việt Nam áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép mạ nhập từ Trung Quốc và Hàn Quốc

Ngày 1/9, Bộ Công Thương ban hành Quyết về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời sản phẩm thép mạ nhập ...

doanh nghiep viet khang dinh co thiet hai han quoc cho rang khong Xuất khẩu thép trong năm 2017 có khó khăn?

Trong năm qua, ngành thép chịu sức ép lớn khi liên tục vướng vào các vụ kiện thuế chống bán phá giá (CBPG) và thuế ...

doanh nghiep viet khang dinh co thiet hai han quoc cho rang khong 18 doanh nghiệp thép “kêu cứu” vì thép cuộn ồ ạt vào Việt Nam

18 doanh nghiệp thép vừa có kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính nhanh chóng xử lý hành vi nhập khẩu ồ ạt thép ...


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hồng Vũ

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.