|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp thủy sản đang 'ném tiền qua cửa sổ'

22:30 | 02/12/2018
Chia sẻ
Phụ phẩm chiếm khoảng 15-20% trong tổng sản lượng thủy sản khoảng 7 triệu tấn/năm của Việt Nam, song nguồn nguyên liệu quý này chưa được khai thác tối đa.

Ông Phan Thanh Lộc, Giám đốc Công ty Vietnamfood cho biết, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 320.000 tấn phụ phẩm tôm, nhưng mới chỉ sử dụng một phần nhỏ. Chưa kể, phần nhỏ này lại thiếu công nghệ để tinh sạch và chiết xuất ra sản phẩm giá trị cao.

doanh nghiep thuy san dang nem tien qua cua so

Điểm nghẽn trong chuỗi giá trị ngành thủy sản Việt Nam là các doanh nghiệp ít chú trọng việc sản xuất các sản phẩm từ phụ phẩm.

Theo ông Lộc, sẽ là hành động “ném tiền qua cửa sổ” nếu không khai thác phụ phẩm, vì không thể tích trữ lại sau khi lấy phần nguyên liệu cần thiết. Hơn nữa, nếu không khai thác đúng cách, sẽ gây hiểm hoạ ô nhiễm môi trường. “Nếu dùng cách tính như nước ngoài, phụ phẩm tôm Việt Nam có thể đóng góp ít nhất 10% trong chiến lược giá trị ngành tôm. Nhưng để đạt được điều đó, cần phải đầu tư ‘cho tới’ vào khoa học công nghệ, máy móc thiết bị, cũng như người lao động có tay nghề”, ông Lộc chia sẻ.

Với ngành cá tra, ông Võ Phú Đức, Giám đốc Công ty Vĩnh Hoàn Collagen cho biết, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp đầu tiên của cả nước chế biến đầu cá, ruột cá, xương cá, đuôi cá làm bột cá - nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi. Từ năm 2015, Công ty đã xây dựng một nhà máy sản xuất collagen và gelatin từ da cá tra. Quá trình nghiên cứu, thực nghiệm, thử nghiệm đến khi sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng yêu cầu mất 4 năm, kèm theo chi phí khá lớn.

“Nhà máy của chúng tôi có công suất 2.000 tấn thành phẩm/năm và đang hoạt động khoảng 70% công suất thiết kế. Nếu bán bột cá, mỡ cá thì chỉ có giá 1,2 -1,5 USD/kg, nhưng sản xuất collagen có thể thu về từ 15-20 USD/kg thành phẩm”, ông Đức nói và ước tính, việc tận dụng phụ phẩm có thể gia tăng 15 -25% giá trị cho toàn bộ chuỗi nuôi và chế biến cá tra.

Theo ông Trần Đình Luân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong tổng sản lượng chế biến thủy sản trên 7 triệu tấn/năm, phụ phẩm chiếm khoảng 15-20%. Nguồn phụ phẩm này có thể chế biến ra các sản phẩm giá trị gia tăng phục vụ nhiều ngành khác nhau. Điểm nghẽn trong chuỗi giá trị ngành thủy sản Việt Nam là các doanh nghiệp ít chú trọng việc sản xuất các sản phẩm từ phụ phẩm.

Tại Việt Nam, cụm từ “phụ phẩm” có thể khiến nhiều người xem nhẹ giá trị của nguồn nguyên liệu này. Song ở nước ngoài, họ thay đổi cách gọi cho phù hợp với giá trị mà nó mang lại, hiện là co-product, nghĩa là sản phẩm đồng hành, nếu được “đối xử tốt” có thể mang lại nhiều giá trị.

Hiện ngành chế biến phụ phẩm thủy sản Việt Nam mới đạt khoảng 275 triệu USD, nhưng nếu khai thác hết nguồn nguyên liệu hiện có, thì có thể đạt 2 tỉ USD. Nếu chế biến phụ phẩm của toàn ngành nông nghiệp, thì mỗi năm Việt Nam có thể tạo ra 5 tỉ USD.

Ngành chế biến phụ phẩm thủy sản tại Việt Nam hiện được so sánh với Na Uy giai đoạn 10 năm trước. Bà Grete Lochen, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam cho biết, quốc gia này có hơn 100 năm kinh nghiệm trong ngành này và đã khai thác được 76% lượng phụ phẩm thủy sản.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hồng Phúc