|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Ngành thủy sản Trung Quốc và lòng tin của giới đầu tư chứng khoán

09:00 | 02/12/2018
Chia sẻ
Kể cả khi nhu cầu thủy sản của thị trường nội địa Trung Quốc đang tăng cao, dường như vẫn có một khoảng cách lớn giữa thành quả hoạt động của các doanh nghiệp thủy sản hàng đầu tại Trung Quốc và giá cổ phiếu của họ. Nhiều ý kiến cho rằng, sự mất cân bằng này đến từ những nghi ngại và lòng tin của nhà đầu tư.
 
nganh thuy san trung quoc gap kho trong viec thu hut dau tu

Giá cổ phiếu không tỷ lệ thuận với kết quả kinh doanh

Trong ba quý đầu năm 2018, tổng doanh thu của Zoneco (tập đoàn Zhangzidao) đạt 2,1 tỉ nhân dân tệ (tương đương 302 triệu USD), tăng 9,42% cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ đạt 23,38 triệu nhân dân tệ (3,36 triệu USD), giảm 69,9%. Giá cổ phiếu công ty cũng giảm từ 9,4 nhân dân tệ (1,35 USD) xuống còn khoảng 3,5 nhân dân tệ (0,5 USD) trong 12 tháng qua.

Baiyang Investment Group, một doanh nghiệp lớn trong thị trường cá rô phi tại Trung Quốc đạt doanh thu 2,17 tỷ nhân dân tệ (312 triệu USD), tăng 37,2% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận tăng 159% đạt 129,8 triệu nhân dân tệ (18,7 triệu USD).

Nhưng giá cổ phiếu công ty lại giảm từ 20,38 nhân dân tệ (2,93 USD) xuống còn 9,2 nhân dân tệ (1,32 USD) trong năm vừa qua.

Tương tự, CNFC Overseas Fishery Co. Ltd. sở hữu hàng trăm đội tàu đánh bắt trên biển rộng, nhưng tình hình tài chính còn rất khiêm tốn so với các doanh nghiệp trong khối sở hữu tư nhân.

Doanh thu của CNFC giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 142 triệu nhân dân tệ (20,4 triệu USD) trong ba quý đầu năm 2018; lợi nhuận giảm 29% so với lợi nhuận cùng kỳ năm ngoái, đạt 63 triệu nhân dân tệ (9,1 triệu USD).

Các doanh nghiệp nhà nước, sở hữu các đội tàu và cơ sở sản xuất trong và ngoài nước cũng chứng khiến giá cổ phiếu giảm từ 9,5 nhân dân tệ còn 5,4 nhân dân tệ (1,37 USD giảm còn 0,78 USD) trong năm qua.

Ở một khía cạnh khác, tình hình kinh doanh tại doanh nghiệp xuất khẩu tôm Guolian Aquatic có những tín hiệu khả quan hơn khi công bố doanh thu tăng 15,1% đạt 3,46 tỷ nhân dân tệ (497,5 triệu USD) và lợi nhuận tăng 102% đạt 226 triệu nhân dân tệ (32,5 triệu USD) trong ba quý đầu năm 2018.

Nhưng khi chuyển trọng tâm kinh doanh từ xuất khẩu sang ngành công nghiệp thực phẩm trong nước, giá trị cổ phiếu công ty giảm từ 6,81 nhân dân tệ xuống còn 5,65 nhân dân tệ (0,98 USD xuống còn 0,81 USD) trong 12 tháng qua, sụt giảm mạnh từ đỉnh của tháng 7 là 8,75 nhân dân tệ (1,26 USD).

Nguyên nhân chính đằng sau những thờ ơ của các nhà đầu tư cho các doanh nghiệp thủy sản đến từ việc Trung Quốc đang dư thừa khoảng 8 triệu tấn năng lực sản xuất trong lĩnh việc chế biến thủy sản.

Rủi ro từ tăng trưởng nóng của xuất khẩu thủy hải sản Trung Quốc

Theo một số liệu chính thức cho biết, hiện tại tổng cộng có 9.674 doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thủy sản với năng lực sản xuất đạt 29,26 triệu tấn (tăng 1.42%), so với 21,96 triệu tấn cùng kỳ năm 2017 - theo cho hay từ Li Shumin, Phó giám đốc Cục quản lý hải sản thuộc Bộ Nông Nghiệp và Nông Thôn.

Ông Li chia sẻ thêm, Trung Quốc đã có bước tiến thần tốc trong lĩnh vực xuất khẩu thủy hải sản khi trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) vào năm 2001.

Tuy nhiên sự tăng trưởng thần tốc đó cũng khiến nước này dư thừa năng lực sản xuất, làm cho lợi nhuận của các doanh nghiệp thủy sản tại đây giảm đi đáng kể trước sự cạnh tranh giá cả gắt gao giữa những đối thủ trong ngành.

Chế biến thủy hải sản của Trung Quốc đang trải qua giai đoạn dư thừa và thiếu sự đổi mới

Ông Liu Yonghao, một chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm tới tại Tập đoàn tài phiệt New Hope tại Trung Quốc, đang nỗ lực hướng đến chuyển đổi kinh doanh sang các sản phẩm giá trị cao hơn trong lĩnh vực thủy sản.

Ông cũng cho biết, ngành thủy sản của quốc gia này đang bị quá tải. Phát biểu tại Hội nghị chế biến thủy sản Trung Quốc thường niên tổ chức tại Đại Liên, Trung Quốc vào tháng 11, ông Liu đề cập đến việc lĩnh vực chế biến thủy hải sản của Trung Quốc đang trải qua giai đoạn dư thừa và thiếu sự đổi mới.

“Chúng tôi thật sự rất cần một sự đột phá mới”, ông Liu phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Kinh tế Observer. “Hơn 90% ngành công nghiệp Trung Quốc đang bị trì trệ và dư thừa”.

Chính nguyên nhân đó và những cạnh tranh gay gắt về giá đã chiếm hết không gian dành cho những sáng tạo, đổi mới, ông Liu cho biết.

Ông kêu gọi Chính phủ cần có những chính sách ưu đãi và cắt giảm thuế mới cho các doanh nghiệp cốt lõi như tập đoàn của ông, cụ thể như thuế chi phí nhân công và các quy định tuân thủ về luật lệ môi trường.

Nhà đầu tư vẫn lạc quan dù tương lai ngành thủy sản dự báo ảm đạm?

Mặc cho những dự báo ảm đảm tại Hội nghị Đại Liên, nhiều nhà đầu tư cổ phiếu tại Trung Quốc đang tỏ ra lạc quan một cách đáng ngạc nhiên về tương lai của ngành thủy sản Trung Quốc.

Ông Wu Jing Cao, một nhà phân tích tại sàn chứng khoán Guo Jin, chỉ ra lợi nhuận của một dự án vào năm 2018 tăng từ 192 triệu nhân dân tệ lên 215 triệu nhân dân tệ (27,7 triệu USD tăng lên 31 triệu) tại Baiyang, tăng từ 70% đến 90% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhưng sự lạc quan của ông Wu đang căn cứ trên những ngành kinh doanh mới của Baiyang, cụ thể là lĩnh vực giáo dục và đồ họa mà công ty đã đạt được trong những năm gần đây.

Các nhà đầu tư cũng bị thuyết phục bởi hiệu quả từ tập đoàn thủy sản Guang Dong Haid, giá trị cổ phiếu của tập đoàn này tăng từ 19,1 nhân dân tệ đến 21,12 nhân dân tệ (2,75 USD tăng lên 3,04 USD) trong năm vừa qua. Doanh nghiệp đã dùng quy mô, doanh thu khổng lồ từ chăn nuôi heo để mở rộng phân phối các sản phẩm thức ăn chăn nuôi cao cấp tại Trung Quốc và Đông Nam Á.

Theo ông Wu chia sẻ, vẫn còn nhiều lý do để các nhà đầu tư duy trì sự lạc quan về thị trường thủy sản Trung Quốc. Chẳng hạn như, những ngành thủy sản giá trị cao vẫn còn giá trị. Tương tự, những cải thiện trong các dịch vụ hậu cần (logistic) của chuỗi cung ứng thực phẩm đông lạnh, đang giúp đẩy mạnh phát triển các nhà hàng phục vụ hải sản.

Các chuỗi nhà hàng chủ đề hải sản như Hua Jia và Hai Xian Yu Shang Mian mọc lên rất nhanh tại các thành phố như Dương Châu, tước đoạt vị thế của các sản phẩm sấy khô trong thị trường tiện lợi trước đây.

Nhận thấy lợi nhuận tăng cao, một loạt đối thủ mới đã tham gia vào thị trường phân phối thủy sản. Các công ty mới như Alibaba, Tencent đã triển khai các kế hoạch hành động mới.

Mặt tối của hoạt động thương mại thủy sản Trung Quốc vẫn tồn tại mạnh

Hơn nữa, tội phạm và mặt tối của hoạt động thương mại thủy sản vẫn còn tồn tại mạnh trong thị trường nhập khẩu Trung Quốc.

Tháng vừa qua, cảnh sát đã bắt 25 người tại Hạ Môn trong đường dây buôn lậu 7.800 tấn thủy sản trị giá 417 triệu nhân dân tệ (60.1 triệu USD, 52.8 triệu USD) vào Trung Quốc từ năm 2015, phần trong đó là tôm từ Việt Nam.

Cảnh sát không tiết lộ cách thức hoạt động của băng nhóm, cũng như cách nhóm buôn luận này phân phối các tỉnh ở xa phía Bắc như Thẩm Dương vào các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải trong thời gian dài mà không bị phát hiện.

Bên cạnh nhiều yếu tố như vậy, có lẽ cách tốt nhất khi đầu tư vào lĩnh vực thủy sản Trung Quốc là người mua nên cẩn trọng.

Xem thêm

Cẩm Tiên