|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Doanh nghiệp nội chiếm 42% tổng doanh thu toàn ngành tiêu dùng nhanh tại Việt Nam

08:51 | 08/12/2017
Chia sẻ
Trong khi các doanh nghiệp đa quốc gia chỉ đạt mức tăng trưởng giá trị 2% thì các doanh nghiệp nội của Việt Nam đạt mức 7%. Doanh nghiệp nội đóng góp đến 42% trong tổng số doanh thu của toàn ngành hàng FMCG tại thị trường Việt Nam.
doanh nghiep noi chiem 42 tong doanh thu toan nganh tieu dung nhanh tai viet nam Nước uống vẫn dẫn đầu ngành hàng FMCG trong quý I
doanh nghiep noi chiem 42 tong doanh thu toan nganh tieu dung nhanh tai viet nam Ngành hàng tiêu dùng nhanh tại nông thôn vượt thành thị, chiếm hơn nửa tổng doanh thu toàn quốc trong quý III

Theo nghiên cứu mới đây của Nielsen ở top 100 doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại Châu Á - Thái Bình Dương, các doanh nghiệp nội địa tại thị trường Việt Nam tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng trong thời gian qua.

Năm 2016, khi các doanh nghiệp đa quốc gia cho thấy sự trì trệ trong tăng trưởng - chỉ đạt được 2% tăng trưởng giá trị (năm 2014 là 5%), thì các doanh nghiệp nội địa tại Việt Nam đã đạt được mức 7% (tỷ lệ của hai năm trước là 5%). Doanh nghiệp nội đóng góp đến 42% trong tổng số doanh thu của toàn ngành hàng FMCG.

doanh nghiep noi chiem 42 tong doanh thu toan nganh tieu dung nhanh tai viet nam

Tại các ngành hàng lớn, xét về thị phần, các doanh nghiệp nội địa vẫn đang chiếm ưu thế trong ngành hàng thực phẩm và nước giải khát với tỷ lệ lần lượt là 69% và 45%. Mặc dù các doanh nghiệp đa quốc gia vẫn chiếm thị phần lớn trong ngành hàng ngành hàng chăm sóc nhà cửa và chăm sóc cá nhân, nhưng xét về tốc độ tăng trưởng thì các doanh nghiệp nội địa đang hoạt động trong hai ngành này lại thể hiện sự tăng trưởng ấn tượng trong năm 2016 với mức tăng 13% và 9%.

Một nghiên cứu khác trong năm 2016 của Nielsen về “Nguồn gốc của các nhãn hàng” tìm hiểu về thái độ của người tiêu dùng đối với những sản phẩm được sản xuất bởi các nhà sản xuất nội địa và các doanh nghiệp đa quốc gia đang hoạt động trên 34 ngành hàng.

Theo đó, người tiêu dùng Việt Nam vẫn đặc biệt yêu thích sử dụng các sản phẩm từ sữa, bánh kẹo, trà/café, Thịt/hải sản đông lạnh, Mì ăn liền, các sản phẩm về giấy được sản xuất từ các doanh nghiệp nội địa. Đối với sản phẩm được sản xuất bởi nhà sản xuất đa quốc gia, người Việt sẽ có xu hướng mua các sản phẩm tã giấy và sữa bột/thức ăn dành cho trẻ em.

Ông Nguyễn Anh Dũng, Trưởng Bộ phận Dịch vụ Đo lường Bán lẻ, Nielsen Việt Nam nhận định: “Khi nền kinh tế thế giới đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chủ nghĩa bảo hộ, làn sóng ‘nội địa hóa’ (Go Local) chưa bao giờ lại trở nên mạnh mẽ như thời điểm hiện tại. Tại nhiều thị trường trong khu vực, các doanh nghiệp đa quốc gia đang gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp nội địa trên nhiều phương diện: chất lượng, giá cả cạnh tranh cũng như các chiến lược marketing tập trung đến các phân khúc khách hàng mục tiêu cụ thể hơn. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này”.

Ông Dũng cũng cho rằng, các doanh nghiệp nội địa đang cung cấp cho người tiêu dùng những sản phầm với chất lượng ngày càng được cải tiến với mức giá cạnh tranh. Và nhờ hệ thống phân phối rộng khắp, duy trì liên tục trong thời gian dài, sản phẩm của doanh nghiệp nội dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở cả các khu vực vùng sâu vùng xa.

N.Lê

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.