Doanh nghiệp lo lắng trước nguy cơ bị cấm nhập lúa mì có Cirsium arvense
Nga trở thành nhà cung cấp lúa mì lớn nhất của Việt Nam | |
Sản luợng lúa mì Mỹ dự báo tăng bất chấp thiệt hại nghiêm trọng vì thiên tai |
Thông tin từ ban tổ chức, 7 tháng đầu năm 2018, khối lượng và giá trị lúa mì nhập khẩu là 3,13 triệu tấn, tương ứng 743 triệu USD, tăng 2,2% về khối lượng và tăng 16,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Riêng trong tháng 8/2018 đạt 581.000 tấn với kim ngạch đạt 136 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 8 tháng đầu năm 2018 lên hơn 3,6 triệu tấn, với trị giá 877 triệu USD, tăng 8,71% về khối lượng và tăng 24,71% về trị giá so với cùng kỳ.
Những nguồn cung cấp lúa mì lớn là Mỹ, Nga, Úc, Canada...Ngoài việc nhập khẩu lúa mì để tiêu thụ trong thị trường nội địa, chúng ta xuất trở lại vào các nước trong khu vực ASEAN dưới dạng bột mì cho giá trị tốt.
Từ lần đầu phát hiện cỏ “cirsium arvense” có trong lúa mì nhập khẩu, đã có những quan điểm khác nhau, thậm chí tranh cãi về việc chấp nhận cho lúa mì có cỏ này được nhập hay không được nhập vào Việt Nam
Toàn cảnh buổi tọa đàm |
Tại tọa đàm bà Lê Vũ Quỳnh Trang - Giám đốc Công ty Cổ phần Lúa Vàng cho biết: “Hạt lúa mì không thể trồng được trong điều kiện khí hậu Việt Nam nên chúng ta buộc phải nhập khẩu lúa mì. Xét tính kinh tế, chúng ta nhập khẩu hạt lúa mì để xay xát tại chỗ sẽ kinh tế hơn. Thực tế, các nhà máy, xay xát cũng phải áp dụng các biện pháp, chứng chỉ để đảm bảo chất lượng bột mì thành phẩm nhằm có thể xuất lại vào thị trường châu Âu”.
“Bột mì còn là thức ăn dành cho thủy sản. Chẳng hạn như thức ăn để nuôi cá, tôm. Hiện, chúng ta đang tập trung sản xuất mạnh mặt hàng này để xuất khẩu, đây là nguồn thu đảm bảo đời sống của người nông dân Việt Nam. Nếu siết chặt nguồn nguyên liệu lúa mì nhập khẩu như hiện nay (tái xuất lô hàng có Cirsium arvense và yêu cầu thay nhà cung cấp), theo tôi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thức ăn cho thủy sản ngay trong quý I và quý II khi mùa vụ thả nuôi sắp tới” - bà Trang nói.
Đồng quan điểm trên, ông Phạm Bình Nguyên - Phó Giám đốc Công ty bột mì Vinafood 1 thì lo lắng “Lúa mì chia làm 3 loại: Tốt, Trung bình và dưới trung bình. Những nước có chất lượng lúa tốt, trung bình là Úc, Mỹ, Canada, dưới trung bình của Nga, Nam Mỹ. Nếu phối trộn giữa chất lượng tốt, trung bình và dưới trung bình tạo ra các loại bột khác nhau. Nếu nói về lúa lẫn cỏ, hầu như các loại lúa của Mỹ, Canada, Úc đều lẫn cả. Nếu cấm không được nhập nữa, lúa chất lượng tốt không có, doanh nghiệp chúng tôi không biết phải làm sao. Đó là chưa kể, giá lúa của Úc sẽ lên rất cao bây giờ mà cấm cực đoan như thế thì chúng tôi đóng cửa là cái chắc”.
Theo ông Phan Thanh Hiếu - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bột mì Bình An: Ngày nay, nước ta đang hội nhập sâu và rộng với kinh tế toàn cầu nên nguồn thực phẩm ngày càng đa dạng hóa. Do đó, nhu cầu bột mì ngày càng cao. Ngoài việc làm nguyên liệu sản xuất mì ăn liền, bánh mì, bánh ngọt...bột mì còn được sử dụng để chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm. Ngành sữa cũng có nhu cầu sử dụng bột mì đáng kể. Tiêu thụ bột mì trên thị trường Việt Nam ngày càng tăng, lúa mì đang dần trở thành nguồn nguyên liệu có sức cạnh tranh và khó thay thế.
Vậy đâu là giải pháp, rất nhiều các chuyên gia đã tham luận cho vấn đề trên. Theo ông Lê Sơn Hà - Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật (Cục Bảo vệ thực vật),trước mắt các doanh nghiệp cần phải thay đổi nhà cung ứng lúa mì, chuyển sang những thị trường khác như Braxin, Kazakhstan...
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng đề xuất: Tôi rất thương doanh nghiệp, hiểu cho cả yêu cầu của Cục Bảo vệ thực vật. Nhưng tôi thiết nghĩ, những lo ngại của đại diện Cục Bảo vệ thực vật chưa diễn ra, chưa thấy cỏ này mọc ở nước ta. Vì vậy, Cục Bảo vệ thực vật làm sao có lộ trình, giãn quy định để cho doanh nghiệp tìm được đối tác, bạn hàng, thị trường cung cấp lúa mì khác.