7 tháng, Việt Nam chi hơn 1 tỷ USD nhập 3,64 triệu tấn lúa mì, tăng 18,3% về lượng nhưng giảm 6,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái nhờ giá bình quân hạ.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Chính phủ Ấn Độ đã bất ngờ ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì với hiệu lực tức thì nhằm ngăn chặn đà leo thang của giá bán mặt hàng này trong nước, khi lượng hàng trong các kho dự trữ đang giảm dần.
Thị trường hàng hóa hôm nay nổi bật với thông tin Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi Việt Nam nhận định nếu giữ giá heo trên 50.000 đồng/kg có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Xuất khẩu nhiều loại rau quả đang gặp khó khăn.
Việc Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng I ban hành văn bản trái thẩm quyền đã khiến các lô hàng lúa mì nhập khẩu trị giá tới 20 triệu USD (500 tỉ đồng) có nguy cơ bị buộc phải tái xuất, thiệt hại vô cùng lớn
Tại tọa đàm 'Lúa mì và chuyện nhập khẩu của doanh nghiệp Việt' vừa diễn ra hôm 5/10 tại Hà Nội, liên quan tới việc những lô lúa mì gần đây phát hiện có cỏ Cirsium arvense có khả năng buộc phải tái xuất và ngưng nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp lo lắng nếu đột ngột bị cấm sẽ không thể thay thế kịp nhà cung cấp lúa mì.
Nhập khẩu gạo của Bangladesh giảm mạnh trong hai tháng qua và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự đoán tổng nhập khẩu sẽ giảm còn 600.000 tấn trong giai đoạn 2018 - 2019 vì sản lượng cao trong vụ mùa đông và sự phục hồi của thuế nhập khẩu.
Lần đầu tiên, Nga trở thành nhà cung cấp lúa mì lớn nhất của Việt Nam – thị trường lớn thứ 7 châu Á. Theo UkrAgroConsult, xuất khẩu lúa mì của Nga vào Việt Nam tăng vọt 13 lần từ tháng 7/2017 – 4/2018 so với cùng kỳ trước đó.
Các nhà nhập khẩu tư nhân Ấn Độ đã mua khoảng 500.000 tấn lúa mì trong tháng qua, chủ yếu từ Australia, sau khi nhà sản xuất lương thực lớn thứ hai thế giới cắt giảm thuế còn 10% từ mức 25% trong tháng Chín.
Nhà phân tích của Stockmap dự báo thị trường chứng khoán nhiều khả năng sẽ bật lên tại vùng 1.250 điểm. Một số cổ phiếu đáng chú ý kể đến HVN, VOS, BAF, HAG…