Theo Bộ Xây dựng, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, có gần 1.000 doanh nghiệp bất động sản hoàn tất thủ tục giải thể trong năm 2020. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới cũng ít hơn năm 2019.
Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn Quản lý Biển Đông có hoạt động chính là tư vấn tài chính và có liên quan tới MIKGroup đã huy động 1.321 tỷ đồng qua trái phiếu vào giữa tháng 12/2020.
“Làm sao để huy động vốn trong thời điểm hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ, dòng tiền tắc nghẽn” đang là một nan đề của của rất nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay.
Do tác động của đại dịch COVID-19 khiến số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ trong quí II ở sàn HNX tăng 34,5%. Trong đó, doanh nghiệp bất động sản có tổng lợi nhuận giảm mạnh nhất và ghi nhận tổng lỗ tăng nhiều nhất trong quí II.
Theo chuyên gia của Savills, Chỉ thị 11 của Chính phủ đã mở ra những nút thắt trọng tâm. Biện pháp kích cầu này chỉ thực sự làm tốt vai trò của nó khi giúp doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng để đóng thuế và duy trì ‘sức đề kháng.’
JLL cho rằng, dịch COVID-19 có thể để lại hậu quả lâu dài, làm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Do vậy, các doanh nghiệp cần triển khai kế hoạch phản ứng với COVID-19 ngay lập tức.
Theo Chủ tịch HoREA, thị trường BĐS đã phải đương đầu với nhiều khó khăn trong hai năm qua, nay lại rơi vào tình thế ‘khó chồng khó’. Các doanh nghiệp BĐS cần nỗ lực gấp đôi, gấp ba để cầm cự và vượt qua giai đoạn cực kì khó khăn này.
Không chỉ giới đầu tư, doanh nghiệp bất động sản mà cả người mua nhà thực cũng ngày càng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng khi lãi suất gia tăng và các chương trình ưu đãi hạn chế.
“Hiện các thủ tục quá nhiều khiến doanh nghiệp phải ăn gian, chưa được phép khởi công đã khởi công, chưa được bán thì bán. Doanh nghiệp phải ‘cầm đèn chạy trước ô tô’ vì chiếc ô tô đang chết máy giữa đồng”, ông Nguyễn Văn Đực thẳng thắn bày tỏ.