Theo đề xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chỗ không sử dụng máy điều hòa nhiệt độ trong không gian kín và không được bán rượu, bia. Khách ăn, uống tại chỗ phải đảm bảo thực hiện đúng theo hướng dẫn ngành y tế trong phòng chống dịch COVID-19.
Phó chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng cho biết, nếu tình hình dịch bệnh tại TP HCM ổn định, sau ngày 15/10, thành phố sẽ sẽ tính toán thêm để trở về "bình thường”, có thể nối lại một số tuyến vận tải hành khách liên tỉnh từ 1/11.
Từ ngày 1/10, TP HCM chính thức điều chỉnh các biện pháp phòng, chống thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế - xã hội trên địa bàn theo Chỉ thị 18. Thành phố cũng đã cho phép mở lại nhiều hoạt động với các biện pháp kèm theo.
Người lao động khi quay trở lại TP HCM làm việc cần tiêm vắc xin ít nhất một mũi đủ 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 và xét nghiệm âm tính trong 72h.
Bắt đầu từ ngày mai (1/10), TP HCM chính thức bỏ giấy đi đường và các chốt chặn. Song tại các chốt kiểm soát, công an vẫn kiểm tra xác suất về điều kiện tham gia lưu thông. Ngoài ra, TP HCM cũng lưu ý người dân không tự ý đi lại liên tỉnh.
Nhiều hoạt động sản xuất, thương mại, kinh doanh, dịch vụ được UBND TP HCM cho phép hoạt động lại từ sau ngày 30/9 như chợ truyền thống, trung tâm thương mại, siêu thị, dịch vụ cưới - hỏi, cắt tóc, gội đầu,...
Trải qua thời gian dài giãn cách xã hội với nhiều cấp độ, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP HCM đang có những tín hiệu tích cực. Mốc thời gian từng bước mở cửa sau ngày 1/10 chính là thời điểm mà người dân và doanh nghiệp TP HCM mong đợi.
Theo bản dự thảo của UBND TP HCM, từ 0h ngày 1/10, TP HCM sẽ từng bước nới lỏng giãn cách xã hội với nhiều nhóm hoạt động được mở trở lại. Bên cạnh đó, các hoạt động không thiết yếu như massage, làm đẹp,... vẫn tiếp tục tạm dừng.
Sau ngày 30/9, khi bắt đầu sử dụng ứng dụng di chuyển do Bộ Công an quản lý, người dân TP HCM được phép ra đường mà không cần sử dụng giấy đi đường như hiện nay.
Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM khẳng định việc nhiều hàng quán chưa mở lại do thiếu nguyên liệu là không chính xác, đồng thời cho biết các loại thực phẩm chính hiện nay đều không thiếu.
Hiện quận 7 đã xây dựng kế hoạch để mở lại một số hoạt động kinh doanh, sản xuất từ ngày 20/9 trong điều kiện tình hình dịch COVID-19 ổn định. Quận sẽ cho gắn biển hộ kinh doanh xanh hoặc hộ kinh doanh an toàn đối với các hộ được hoạt động trở lại.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên đánh giá TP HCM không thể tiếp tục giãn cách triệt để mãi được, cũng như không thể quét sạch F0, thay vào đó chúng ta sẽ mở dần, chậm nhưng chắc. Quận 7 và Củ Chi được đề nghị chọn làm điểm khởi đầu giai đoạn bình thường mới.
Lực lượng Công an TP HCM đã phát hiện 30 trường hợp F0, trong đó có 8 người đang cách ly tập trung, hai người khỏi bệnh, một trường hợp chưa xác minh được, còn lại được đưa về cách ly tại nhà.
Số ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng gia tăng, số ca tử vong ở mức cao là những vấn đề lớn mà TP HCM đang phải đối mặt trong những ngày gần đây, dù đã tiêm phủ mũi đầu tiên cho 83% dân số trên 18 tuổi.
Theo báo cáo của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tiến độ tiêm chủng vắc xin COVID-19 được đẩy mạnh có thể giúp TP HCM mở cửa trở lại. Tuy nhiên, sự chênh lệch tỷ lệ tiêm chủng giữa các tỉnh thành phía Nam cũng sẽ khiến việc mở cửa trở lại sẽ không đồng đều.