ĐHĐCĐ Eximbank lần hai: Tranh luận tính hợp pháp tư cách chủ trì đại hội của ông Cao Xuân Ninh, đại hội bất thành
Đại hội cổ đông thường niên Eximbank diễn ra sáng 21/6 (Ảnh: Tiến Vũ)
Tính đến 9h17, có 206 cổ đông đại diện tham dự, tỷ lệ đạt gần 94% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, đủ điều kiện để tiến hành đại hội.
Tại đại hội, ban chủ tọa gồm Chủ tịch Eximbank Cao Xuân Ninh và quyền Tổng Giám đốc Nguyễn Cảnh Vinh, trưởng BSK Trần Ngọc Dũng. Bà Lương Cẩm Tú, ông Lê Văn Quyết cũng đều xuất hiện. Trong khi đó, ông Lê Minh Quốc vắng mặt.
Cổ đông không thông qua qui chế họp đại hội cổ đông
Ngay tại nội dung số 1 về Thông qua quy chế tiến hành họp ĐHĐCĐ thường niên 2019 của Eximbank, Ban kiểm phiếu và Tổ giám sát kiểm phiếu đã nhận tỷ lệ không đồng ý quá bán với 55,09%
Có tới hơn 50% cổ phần có quyền biểu quyết không đồng ý với qui chế tiến hành họp. (Ảnh: Tiến Vũ).
Đại diện chủ tọa đoàn, ông Trần Ngọc Dũng cho rằng, cổ đông điểm nào không đồng ý để có thể tiếp tục điều chỉnh và tiến hành đại hội, tránh tốn kém thời gian và chi phí tổ chức.
Đại diện SBMC cho biết, không muốn mất nhiều thời gian của cổ đông, tuy nhiên có ba vấn đề chúng tôi lưu ý:
Thứ nhất, thông qua tỷ lệ bầu như này là đại hội không có sự tin tưởng, nên chăng tất cả cổ đông có quyền bầu lại người có quyền làm chủ tọa đại hội.
Thứ hai, chủ tọa đoàn phải tôn trọng quyền của cổ đông, cho phép cổ đông kiến nghị chương trình đại họi, phía SBMC kiến nghị 3 lần nhưng chưa lần nào được chấp nhận.
Thứ ba, người có quyền tiếp tục tiến hành đại hội này là Phó Chủ tịch Eximbank.
Được biết, Phó Chủ tịch Eximbank hiện là ông Đăng Anh Mai và ông Yasuhiro Saitoh.
Đáp lại những ý kiến của các cổ đông, Chủ tịch Cao Xuân Ninh nói rằng: "Chúng tối rất lấy làm xấu hổ thòi gian qua khi ngân hàng rơi vào khủng hoảng thời gian qua. Chúng tôi rất lắng nghe ý kiến cổ đông, sẽ cố gắng thay đổi việc điều hành quản trị Eximbank, tăng cường quản lý giám sát.
Chúng tôi rất đau xót khi Eximbank từng là một trong những ngân hàng Top 5 từ trên xuống, nay rơi còn top 3 từ dưới đến lên. Chúng tôi mạnh dạn có những quyết định có thể thay đổi quản trị điuều hành, nhưng thời gian qua chúng tôi gặp một số ván đề cần phải xử lý.
Việc tôi được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank là hoàn toàn hợp pháp, hợp lệ. Tuy nhiên một số cổ đông có ý kiến, có thể do các mối quan hệ cá nhân, làm ảnh hưởng tỷ lệ bầu, đã không phản ánh đúng quyền của cổ đông. Do đó, không đủ tỷ lệ phiếu để Eximbank thông qua quy chế tiến hành đại hội.
Việc này rất đáng tiếc, để đại hội tiếp tục, ông Trưởng BKS sẽ lấy ý kiến cổ đông lần nữa nhằm thông qua quy chế . Nếu không đạt, thì tôi buộc phải tuyên bố đại hội không thành công và tiến hành trong thời gian khác".
Với tỷ lệ phủ quyết về Quy chế tiến hành họp ĐHĐCĐ thường niên 2019 của Eximbank chiếm trên 55%, theo đó đại hội lần 2 này bất thành, ông Ngọc đại diện chủ tọa đoàn tuyên bố tạm dừng đại hội ở đây, HĐQT sẽ nghiên cứu và sớm tổ chức đại hội lần 3 trong thời gian sớm nhất.
Ông Lê Minh Quốc có đủ thẩm quyền để huỷ Nghị quyết bổ nhiệm bà Lương Thị Cẩm Tú?
Ngay khi bắt đầu đại hội, cổ đông đại diện sở hữu 70 triệu cổ phần có quyền biểu quyết của Eximbank đã có văn bản đề nghị Eximbank làm rõ việc ông Lê Minh Quốc dự trên cơ sở pháp lý nào có thể ban hành Nghị quyết HĐQT số 231 ký hủy bỏ Nghị quyết 112 về bầu bà Lương Thị Cẩm Tú - Thành viên HĐQT Eximbank vào ghế Chủ tịch HĐQT.
Cổ đông đại diện sở hữu 70 triệu cổ phần có quyền biểu quyết của Eximbank phát biểu tại đại hội. (Ảnh: Tiến Vũ)
Cổ đông cho rằng việc này của ông Quốc là hành động là coi thường cổ đông và vi phạm pháp luật Việt Nam và nguy cơ lợi ích nhóm.
Việc này cổ đông chiến lược SBMC không chấp thuận và đã có văn bản gửi Eximbank, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các cổ đông, cổ đông này đề nghị ông Đặng Anh Mai và Hoàng Tuấn Khải - Thành viên HĐQT Eximbank, xem xét lại tư cách của ông Cao Xuân Ninh với vai trò chủ tọa.
Đại diện Bộ phận pháp chế và ban kiểm soát, TV HĐQT Đặng Anh Mai trình bày, theo yêu cầu của cổ đông nêu ra về tư cách của ông Ninh và ông Mai về việc triệu tập cuộc họp HĐQT. Với tư cách thành viên HĐQT, theo điều lệ, ông Ninh có trách nhiệm giải trình với cổ đông về yêu cầu này.
Ông Mai cho hay, tại phiên họp HĐQT ngày 15/5, ông Ninh và ông Khải đã triệu tập lần 2, ký các tờ trình liên quan, bãi miễn ông Lê Minh Quốc khỏi tư cách chủ tịch Eximbank và bầu bà Tú vào chức danh Chủ tịch HĐQT, bản chất là nội dung thực hiện Nghị quyết 112. "Chúng tôi không muốn mất thời gian tại tòa, để xử lý nhanh nên mới giải quyết việc này tại cuộc họp HĐQT", ông Mai cho biết.
Tuy nhiên, ông Đặng Anh Mai với tư cách chủ tọa tại cuộc họp đó đã cho biết về nội dung sự việc ngày 22/3/2019, HĐQT Eximbank đã có Nghị quyết 112 bãi nhiệm chức danh của ông Lê Minh Quốc và bầu bà Tú thay thế, nhưng ông Quốc đã khởi kiện ra TAND và TAND đã đề nghị tạm ngừng Nghị quyết 112, quyết định 192.
Sau đó, TAND hủy bỏ Nghị quyết 112 và đình chỉ vụ án giải quyết tranh chấp.
Theo ông Mai, Nghị quyết 231 được ban hành trước khi nhận được quyết định 159 của Tòa án. Do vậy ông Mai cho rằng Nghị quyết này là trái pháp luật. Do vậy việc ông Quốc ký Nghị quyết 231 là trái thẩm quyền và vi phạm pháp luật. Việc bầu Chủ tịch mới và Quyền Tổng Giám đốc do vậy cũng vô hiệu tương ứng.
Ngày 22/5, Eximbank có Nghị quyết 238 bầu Chủ tịch HĐQT đối với ông Cao Xuân Ninh, Nghị quyết 239 bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Cảnh Vinh, Nghị quyết 242 về hoãn đại hội thường niên 2019 lần 2 (tổ chức ngày 26/5).
Cổ đông tranh luận về tư cách chủ trì đại hội của ông Cao Xuân Ninh
Cổ đông đại diện 41 triệu cp có quyền biểu quyết, đề nghị HĐQT, ban tổ chức tiến hành đại hội đúng chương trình, chứ không đến nghe tranh cãi về tính hợp lý của các nghị quyết, nếu cổ đông có thể kiện ra tòa để làm rõ tình hợp
Một cá nhân cho biết đại diện SMBC, nhấn mạnh và yêu cầu ngân hàng tuân thủ đúng điều lệ và pháp luật Việt Nam. Các vị trí quan trọng của Eximbank như Chủ tịch HĐQT ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động ngân hàng.
Đại diện này cho biết, SMBC đã nhiều lần gửi văn bản về việc không đồng ý với các Nghị quyết của HĐQT Eximbank nhưng không được giải quyết thấu đáo, với sự không chắc chắn ngay tại đại hội, đại diện SMBC đề nghị HĐQT cho cổ đông tự chọn người thích hợp tại đại hội này.
Đáp lại, ông Ninh cho hay, Chủ tọa đoàn này hoàn toàn hợp pháp, hợp lệ. Với các Nghị quyết ban hành thời gian qua, ông Ninh khẳng định:
"Chúng tôi đã phải xử lí rốt ráo, rà soát các Nghị quyết theo yêu cầu cơ quan nhà nước. Trong cuộc họp ngày hôm qua (20/6) có 8 thành viên tham dự, gồm 2 đại diện của SMC, thực hiện đánh giá lại Nghị quyết 231 và 6/8 thành viên đã biểu quyết nghị quyết này ban hành hợp pháp. 1 thành viên từ SMBC tuyên bố rằng, ông không được quyền bỏ phiết đồng ý hay không với Nghị quyết này nhưng ông không cho thấy phản đối với quyết nghị này.
Như vậy, tư cách Chủ tich HĐQT của tôi (ông Ninh - PV) là hợp pháp, do đó tôi đủ tư cách điều khiển cuộc họp thường niên này.
Tòa án cũng đã có tuyên bố đình chủ việc thụ lý đối với yêu cầu đình chỉ Nghị quyết 231, do đó, Nghị quyết 231 đã được sự đồng ý của xã hội và HĐQT Eximbank, nên tôi đủ điều kiện chủ trì cuộc họp này".
Chủ tịch Ninh không cho phép cổ đông nói lớn tại đại hội và đề nghị các cổ đông có ý kiến có thể bố trí phòng riêng để trao đổi. Tuy nhiên, một số cổ đông đã lên tiếng phản đổi: "Nếu cổ đông có ý kiến thì phải được các cổ đông khác nghe, nếu bố trí phòng riêng thì HĐQT mời cổ đông vào dịp khác".
Đáng chú ý, có mặt tại đại hội, ông Nguyễn Chấn, chồng của bà Trần Thị Hường (tên thường gọi là Tư Hường, mất ngày 13/5/2017) là người sáng lập Ngân hàng Nam Á và Tập đoàn Hoàn Cầu đã có lời phát biểu đề nghị phong tỏa số lượng cổ phần EIB do ông sở hữu mà được ông cho là bị con trai chiếm đoạt.
Trước đó, đại hội lần 1 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - mã: EIB) đã không đủ số lượng cổ đông tham dự nên bất thành.
Đại hội lần này, vấn đề nhân sự của Eximbank sẽ nhận được không ít sự quan tâm. Chỉ trong khoảng vài tháng, ngân hàng thay chủ "ghế nóng" Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) đến ba lần. Hiện ông Cao Xuân Ninh giữ chức Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Cảnh Vinh giữ quyền Tổng giám đốc Eximbank.
Theo báo Người Lao động, chiều 20/6 Cục Thanh tra giám sát ngân hàng TP HCM (Cục II) chỉ đạo Eximbank rà soát, báo cáo về công tác quản trị điều hành, bảo đảm hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả.
Trước đó, CTCP Rồng Ngọc, nắm 1,99% vốn cổ phần Eximbank, đã gửi đơn đến Toà án nhân dân Quận 1 để yêu cầu đình chỉ Nghị quyết số 231 của HĐQT Eximbank về việc chấm dứt hiệu lực của Nghị quyết số 112 (Nghị quyết bầu bà Lương Thị Cẩm Tú – Thành viên HĐQT giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Eximbank).
Đồng thời, Công ty này cũng đề nghị Tòa án đình chỉ các nghị quyết với nội dung bổ nhiệm ông Cao Xuân Ninh giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Eximbank thay ông Lê Minh Quốc; ông Nguyễn Cảnh Vinh giữ chức danh Quyền Tổng giám đốc Eximbank và Nghị quyết số về việc hoãn Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 lần thứ 2 dự kiến tổ chức vào ngày 26/5.
Tuy nhiên, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã: EIB) cho biết, trong ngày 19/6, Toà án nhân dân quận 1, TP HCM đã ra quyết định đình chỉ giải quyết về việc "Yêu cầu đình chỉ thực hiện Nghị quyết của Hội đồng quản trị" của CTCP Rồng Ngọc.
Năm 2019, Eximbank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế \1.077 tỉ đồng (đã trích lập hơn 900 tỉ đồng dự phòng trái phiếu VAMC), tăng 30% so với năm 2018. Tăng trưởng huy động vốn và tín dụng lần lượt là 21% và 11%. Do còn trái phiếu VAMC kì hạn 10 năm (đối với các trái phiếu phát hành từ năm 2015 trở về trước) nên Eximbank không được phép chia cổ tức năm 2018
Kế hoạch chi trả thù lao cho HĐQT là 2% lợi nhuận trước thuế hợp nhất và không thấp hơn 15 tỉ đồng. Ngoài ra, Eximbank tiếp tục trình kế hoạch đầu tư dự án Trụ sở Eximbank tại số 7, Lê Thị Hồng Gấm, quận 1, TP HCM.
Quí I/2019, Eximbank đạt thu nhập lãi thuần 830 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 280 tỉ đồng, giảm gần 37% cùng kỳ năm ngoái. Tính đến 31/3, tổng tài sản của Eximbank giảm 1,3% đạt 150.715 tỉ đồng; cho vay khách hàng giảm 2,9% với 101.016 tỉ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng tăng 2,8% lên 122.019 tỉ đồng.
Số dư nợ xấu giảm 1,3% xuống còn 1.895 tỉ đồng, tuy nhiên tỉ lệ nợ xấu tăng lên 1,88%. Số dư trái phiếu VAMC là 5.462 tỉ đồng, trong đó đã trích lập dự phòng 2.129 tỉ đồng