Nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dệt may, thủy sản đang khá lo lắng về đề xuất tăng giá điện của EVN bởi giá điện tăng sẽ kéo theo nhiều chi phí đầu vào đi lên, trong khi lạm phát gia tăng, đơn hàng giảm, khách hàng không chấp nhận tăng giá sản phẩm.
Theo ông Trần Như Tùng Chủ tịch HĐQT của CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công, năm nay tình hình đơn hàng không được như kỳ vọng bởi mọi năm đến thời điểm quý IV, công ty đã lấp đầy đơn hàng cho quý I năm sau. Đồng thời đây là hai quý cao điểm nhất trong năm. Bên cạnh đó, sức ép chênh lệch tỷ giá kèm theo lãi suất tăng cao ăn mòn lợi nhuận của công ty.
Theo các doanh nghiệp, tình trạng đơn hàng giảm sút đang khiến người lao động bị ảnh hưởng việc làm, nhà máy phải thu hẹp quy mô ngay trong mùa cao điểm cuối năm. Khó khăn này được dự báo còn kéo dài nên các doanh nghiệp phải tìm mọi cách, áp dụng nhiều giải pháp để duy trì sản xuất và lực lượng lao động cho công ty.
Trong 10 tháng đầu năm có tới 41.556 người mất việc (chiếm 8,8%), 430.665 người giảm giờ làm (chiếm 91,20%) bao gồm giảm giờ làm hàng ngày, làm cách nhật, nghỉ hưởng lương ngừng việc, nghỉ không hưởng lương, tạm hoãn hợp đồng lao động.
BSC cho rằng trong quý IV/2022 và năm 2023, các doanh nghiệp dệt may tiếp tục gặp nhiều thách thức trong việc ký kết đơn hàng khi các khách hàng tiếp tục xử lý hàng tồn kho cao trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Trước những khó khăn do tình trạng thiếu đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may hay da giày, động lực xuất khẩu của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhờ ngành điện tử, hay máy móc thiết bị phụ tùng,..
Tình trạng thiếu đơn hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu đang gây ra làn sóng cắt giảm lao động trên diện rộng. Đặc biệt, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất là ngành dệt may hay da giày, lĩnh vực vốn sử dụng nhiều lao động.
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam ngành đang chịu áp lực suy thoái kinh tế, nhu cầu giảm sút. Tình trạng thiếu hụt đơn hàng có thể kéo dài đến quý I năm sau.
Số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết kim ngạch xuất khẩu dệt may ước tính sẽ đạt 42 tỷ USD trong năm 2022. Bước sang năm 2023, ngành hàng kỳ vọng sẽ mang về khoảng 45-47 tỷ USD.
Theo chuyên gia Mirae Asset, việc ngành dệt may có dấu hiệu giảm tốc có thể do các đơn hàng bắt đầu đến chậm hơn trước lo ngại về một đợt suy thoái trong năm 2023, khiến cho các công ty trong ngành phải giảm hoạt động sản xuất.
Cuối năm vốn là lúc cao điểm sản xuất của nhiều ngành hàng nhưng năm nay các doanh nghiệp xuất khẩu trong lĩnh vực như da giày, dệt may,... lại phải đối diện tình cảnh đơn hàng sụt giảm mạnh, phải thu hẹp, thậm chí phải ngừng sản xuất.
Theo Tổng Giám đốc Vinatex, mgành may sẽ khó khăn hơn trong quý IV do thời điểm cuối vụ hàng Đông, chuẩn bị hàng Xuân. Hầu hết các đơn vị may mới nhận kế hoạch sản xuất đến giữa tháng 10, đơn hàng cho tháng 11, 12 thiếu khoảng 35-50% năng lực hoặc có đơn hàng nhưng cạnh tranh gay gắt về giá.
VCBS dự báo số lượng đơn đặt hàng tại các doanh nghiệp Việt Nam trong quý IV có thể tiếp tục bị ảnh hưởng dưới tác động của lạm phát cũng như các nhãn hàng vẫn còn lượng lớn hàng tồn kho.
Hiệp hội Bông quốc tế Mỹ (Cotton USA) tại Việt Nam cho biết chỉ trong vòng 6 tháng đã có hơn 3.000 lô hàng dệt may của các nước nhập khẩu vào Mỹ bị kiểm tra nguồn gốc xuất xứ theo Đạo luật UFLPA.