|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Đẩy nhanh xử lý nợ xấu bằng các giải pháp thị trường

14:33 | 10/10/2018
Chia sẻ
Với sự hỗ trợ của VAMC, hoạt động xử lý nợ xấu của các TCTD được đẩy nhanh và thực chất hơn.
day nhanh xu ly no xau bang cac giai phap thi truong Thống đốc NHNN giao loạt nhiệm vụ xử lý nợ xấu
day nhanh xu ly no xau bang cac giai phap thi truong Agribank bán cả một nhà máy thủy điện để xử lý nợ xấu
day nhanh xu ly no xau bang cac giai phap thi truong
TS. Đoàn Văn Thắng - Tổng giám đốc VAMC

Từ sau khi Nghị quyết 42/2017/QH14 (NQ 42) về thí điểm xử lý nợ xấu (XLNX) có hiệu lực, toàn hệ thống ngân hàng đã nhanh chóng nhập cuộc triển khai chính sách lớn của Quốc hội, Chính phủ. Là một trong những đơn vị chủ lực, VAMC đã có những quyết sách để triển khai NQ 42 nói riêng, XLNX gắn với tái cơ cấu của toàn Ngành nói chung.

Phóng viên Thời báo Ngân hàng đã có cuộc phỏng vấn TS. Đoàn Văn Thắng - Tổng giám đốc VAMC xung quanh vấn đề này.

Ông có thể sơ lược về kết quả triển khai NQ 42 của VAMC thời gian qua?

Sau khi NQ 42 được ban hành, NHNN đã có những chỉ đạo rất quyết liệt thông qua việc ban hành nhiều văn bản quan trọng thúc đẩy hoạt động XLNX như Chỉ thị 32, Chỉ thị 04 và gần đây nhất Thống đốc NHNN ban hành riêng Chỉ thị 05 về việc tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với XLNX, cho thấy quyết tâm toàn Ngành trong việc xử lý hiệu quả nợ xấu. Về phía các TCTD cũng rất nỗ lực phối hợp với VAMC giải quyết nhanh nợ xấu.

Riêng về phía VAMC, ngay sau khi ban hành NQ 42, với sự chỉ đạo sát sao của NHNN chúng tôi đã triển khai quyết liệt chính sách lớn này. Cụ thể, VAMC hỗ trợ các TCTD giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác khởi kiện, thi hành án, thu giữ TSBĐ cũng như xử lý các khoản nợ có tính chất phức tạp. Đặc biệt, hoạt động thu giữ TSBĐ để xử lý thu hồi nợ được VAMC triển khai rất tích cực, hiệu quả. Nhờ đó, VAMC đã thu giữ một số TSBĐ có giá trị lớn.

Bên cạnh đó, VAMC triển khai quyết liệt Quyết định 28 của Thống đốc về phê duyệt Đề án cơ cấu lại hoạt động và nâng cao năng lực của VAMC giai đoạn 2017 - 2020 và hướng tới 2022. Trên cơ sở Quyết định 28, VAMC đã thành lập mới một số phòng ban nghiệp vụ như ban kế hoạch và quản lý rủi ro, ban đấu giá, ban đầu tư và mua bán nợ theo giá thị trường. Quy chế, quy trình nghiệp vụ mua bán theo giá thị trường về cơ bản được hoàn thiện. Dự kiến cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12/2018, VAMC sẽ thành lập chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh.

Việc triển khai đồng bộ các giải pháp, hoàn thiện mô hình tổ chức, quy chế, quy trình nghiệp vụ giúp cho hoạt động của VAMC trôi chảy, hiệu quả hơn. Từ khi thành lập đến 30/9/2018, đối với các khoản nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB), VAMC đã phối hợp với các TCTD thu hồi nợ đạt hơn 102 nghìn tỷ đồng. Đến 30/9/2018, VAMC mua nợ theo giá trị thị trường hơn 3.500 tỷ đồng và VAMC đã hoàn tất việc thu hồi nợ.

day nhanh xu ly no xau bang cac giai phap thi truong

Với sự hỗ trợ của VAMC, hoạt động xử lý nợ xấu của các TCTD được đẩy nhanh và thực chất hơn

Tại Chỉ thị 05, NHNN giao VAMC đẩy mạnh hoạt động mua bán, XLNX theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động này, giải pháp của VAMC là gì?

Tôi cho rằng, phải áp dụng các giải pháp để giảm thiểu rủi ro là cần thiết. Để mua bán nợ theo giá thị trường bảo đảm an toàn vốn, VAMC thực hiện rà soát các khoản nợ, phân loại nợ và TSBĐ mà công ty mua bằng TPĐB. Bên cạnh đó, trên tinh thần vừa bảo đảm an toàn vốn nhưng đồng thời hỗ trợ có hiệu quả các TCTD trong việc giảm thiểu nợ xấu, VAMC ký kết hợp đồng thỏa thuận hợp tác với một số TCTD được chọn làm thí điểm mua bán nợ theo giá thị trường như Agribank, Sacombank, BIDV… Tính đến 30/9/2018, VAMC đã thu hồi được hơn 98% nợ xấu đã mua theo giá trị thị trường (GTTT).

Không chỉ vậy, để đảm bảo an toàn vốn khoản nợ mua theo giá trị thị trường, VAMC đã lựa chọn 40 tổ chức định giá chuyên nghiệp được cơ quan ban ngành cấp phép. Trên cơ sở định giá tổ chức này, VAMC xác định giá mua một cách hợp lý và minh bạch theo giá thị trường.

Hiện tại, VAMC tích cực triển khai đề án hình thành mua bán nợ tập trung theo chỉ đạo tại Đề án 1058. Tuy nhiên, để hình thành thị trường mua bán nợ chắc chắn phải có người mua, người bán và phải có sản phẩm cụ thể cho thị trường. Đặc biệt để phát triển thị trường này là cần phải có luật chơi với cơ chế, khung pháp lý rõ ràng.

Với tinh thần đó, trong tháng 10 này hoặc sang tháng 11, VAMC đứng ra chủ trì một Hội nghị để cùng với các AMC, tổ chức kinh doanh mua bán nợ bàn về vấn đề này làm sao có thể sớm đưa “trung tâm” mua bán nợ theo giá trị thị trường đi vào hoạt động.

Cơ chế mua bán theo lô sẽ hỗ trợ thế nào đối với quá trình XLNX của VAMC, thưa ông?

Tại điểm 6.3 của NQ 42 có quy định tổ chức mua bán, XLNX khi xử lý, bán, thu hồi nợ theo quy định của pháp luật và phân chia phần giá trị còn lại của số tiền thu hồi được từ khoản nợ xấu này sau khi trừ giá mua và các chi phí xử lý. Giả định trường hợp các khoản nợ bán được không như kỳ vọng thì cũng cần phải có sự chia sẻ của hai bên. Như vậy, vấn đề mấu chốt ở đây là câu chuyện chia sẻ rủi ro. Nếu giải quyết được vấn đề này thì VAMC mới có thể triển khai được mua nợ theo lô đối với các TCTD. VAMC có thể giúp việc mua nhanh hơn thông qua mua theo lô nhưng ngược lại khi khoản nợ mua về không được như kỳ vọng thì các TCTD chia sẻ. Có như vậy, việc mua theo lô mới hiệu quả, hỗ trợ đẩy nhanh giảm nợ xấu cho các TCTD.

VAMC còn có đề xuất gì để tiếp tục phát huy được vai trò chủ lực trong hoạt động XLNX?

Về cơ bản, NQ 42 là cơ sở pháp lý quan trọng để xử lý những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong XLNX thời gian qua. Với vai trò là công cụ đặc biệt của Nhà nước trong XLNX và đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các TCTD, đồng thời, hướng tới vai trò trung tâm thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán nợ, VAMC đề xuất Chính phủ, NHNN và các bộ ngành có liên quan tăng cường nguồn lực cho VAMC.

Chúng tôi đề nghị Bộ Tài chính sớm ban hành các hướng dẫn cụ thể về hoạt động mua bán nợ đặc biệt là hướng dẫn hoạt động sàn giao dịch mua bán nợ để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho thị trường mua bán nợ của Việt Nam. Nhiều quy định quan trọng, tác động quá trình XLNX cũng cần sự hỗ trợ từ việc sửa đổi Luật Đất đai cho phù hợp hơn với tình hình thực tế. Ví dụ bỏ quy định điều kiện bắt buộc phải có Giấy chứng nhận khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở…

Để tăng nguồn lực tài chính tham gia hiệu quả hơn trong quá trình XLNX, VAMC kiến nghị NHNN, các bộ ngành có liên quan xem xét cấp bổ sung đủ vốn điều lệ cho VAMC theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1058.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm

Hà Thành