|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Đây là lí do Netflix từng từ chối đề nghị thâu tóm 'ngon lành' của Amazon

15:34 | 23/09/2019
Chia sẻ
Vừa thành lập được hai tháng, Amazon đã đưa ra đều nghị thâu tóm Neflix với giá trị có thể tới 16 triệu USD.

Vào mùa hè năm 1998, chỉ hai tháng sau khi Netflix chính thức đi vào hoạt động (thời điểm đó là một dịch vụ thuê bao xem phim gửi qua thư tín), những người đồng sáng lập – Reed Hastings và Marc Randolph – nhận được một cuộc gọi từ Amazon.

hinhanh1

Jeff Bezos, CEO và người sáng lập Amazon. (Ảnh: Getty)

"Jeff Bezos muốn gặp chúng tôi", Randolph chia sẻ, khi ấy ông là CEO của Netflix. Reed Hastings và Marc Randolph đã rất hào hứng được gặp người sáng lập của Amazon ở thời điểm ông đang mở rộng trang thương mại điện tử của mình ra ngoài sản phẩm sách.

Amazon lúc đó mới chỉ là một công ty 4 tuổi và vừa lên sàn chứng khoán 1 năm trước đó. Bezos, dưới sức ép của các nhà đầu tư, đang muốn thực hiện nhiều thương vụ thâu tóm táo bạo để mở rộng tầm ảnh hưởng.

amazon

Đồ họa: TV

Jeff Bezos muốn trở thành "một cửa hàng bán mọi thứ", Randolph chia sẻ trong cuốn hồi kì "That Will Never Work" của mình. Ông và Hastings đã bay đến Seattle để gặp Bezos và đội ngũ của ông. Điều khiến họ ngạc nhiên nhất khi đến đây là văn phòng Amazon trông như thế "chuồng lợn", Randolph nói.

Randolph cho biết không mất nhiều thời gian để Bezos chia sẻ mong muốn mua lại Netflix nhằm đưa Amazon vào thị trường video. Ông tiết lộ Amazon đã đưa ra con số lên tới 8 chữ số. 

"Con số có thể dao động trong khoảng từ 14 đến 16 triệu USD", Randolph chia sẻ.

hinhanh2

Reed Hastings, CEO Netflix, bên cạnh một xe đầy DVD chuyển bị được chuyển tới khách hàng vào năm 2002. (Ảnh: Stringer)

Chỉ vừa mới hoạt động vài tháng, con số mà Amazon đưa ra là không nhỏ. Khi đó, Randolph sở hữu 30% công ty và 70% còn lại thuộc sở hữu của Reed. Hai người đã có thể bán công ty và mỗi người bỏ túi vài triệu USD. Trên chuyến bay về nhà, dù vậy, hai người xác định sẽ thảo luận về những lợi ích và điểm trừ của thương vụ.

Điểm cộng lớn nhất nằm ở việc Netflix chưa có lãi, họ cũng chưa có mô hình kinh doanh có thể nhân rộng và tiềm năng trong khi đó chi phí vận hành rất cao. Bên cạnh đó, Randolph và Reed hiểu rằng nếu không bán mình cho Amazon, họ sẽ sớm phải cạnh tranh cùng ông lớn này.

Song, Randolph và Reed cũng nhận ra họ đang ở "bờ vực của một thứ gì đó". Netflix đã có website hoạt động, một đội ngũ thông minh và nhiều hợp đồng với các nhà sản xuất đĩa DVD. Họ cũng đã tìm ra cách tìm kiếm mọi chiếc đĩa DVD trên thị trường và thực tế này khiến Netflix trở thành "nguồn tốt nhất trên Internet để tìm DVD".

Trong chuyến bay đó, Randolph và Reed quyết định đây chưa phải thời điểm thích hợp để từ bỏ và từ chối "một cách lịch sự" ngay khi hạ cánh.

Cuộc gặp với Jeff Bezos cũng giúp họ nghĩ ra việc dừng bán DVD và thay vào đói chuyển sang hướng cho thuê bởi họ biết Amazon sẽ là một đối thủ lớn.

hinhanh3

Randolph và Reed trên một chuyến bay sau khi Netflix niêm yết trên sàn Nasdaq năm 2002. (Ảnh: Mart Randolph)

Quyết định của hai người sáng lập Netflix đã mang lại trái ngọt. Netflix ở thời điểm hiện tại đang là công ty Internet lớn thứ 6 trên thế giới theo doanh thu. Amazon trong khi đó là công ty Internet lớn thứ hai, xếp sau Alphabet.

Netflix cũng phát triển từ một công ty cho thuê phim thành một công ty sản xuất và streaming video với hơn 151 triệu người đăng kí sử dụng trên toàn thế giới và nhiều giải thưởng cho các nội dung họ sản xuất.

Thái Sơn

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.