|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Đầu tư chứng khoán không cần dự báo đúng triển vọng kinh tế

09:00 | 18/06/2018
Chia sẻ
Theo một nghiên cứu mới đây, cho dù nhà đầu tư có biết chắc chắn tăng trưởng GDP trong tương lai cũng không thể giành chiến thắng trên thị trường chứng khoán.
dau tu chung khoan khong can du bao dung trien vong kinh te Không quỹ ngoại nào thắng nổi thị trường chứng khoán Việt Nam
dau tu chung khoan khong can du bao dung trien vong kinh te Sự lỗi thời của một quy định chứng khoán

Ông Vincent Deluard – Giám đốc chiến lược vĩ mô tại công ty dịch vụ tài chính INTL FCStone vừa thực hiện một nghiên cứu nhằm xác định xem nhà đầu tư sẽ được lợi như thế nào nếu biết trước tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Nghiên cứ này giả định NĐT áp dụng chiến lược: Nếu biết chắc rằng nền kinh tế sắp khởi sắc, tức là tốc độ tăng trưởng GDP quý sau lớn hơn quý trước, NĐT sẽ mua chứng chỉ quỹ chỉ số S&P 500. Ngược lại, nếu biết tốc độ tăng trưởng GDP quý sau không cải thiện, NĐT sẽ chỉ nắm giữ tiền mặt.

Kết quả cho thấy, biết trước tăng trưởng GDP của 1 quý chỉ giúp NĐT khoe khoang tài dự đoán của mình chứ không giúp gì cho hiệu quả đầu tư. Cụ thể, tỷ suất sinh lợi hàng năm trong trường hợp này là 8,2%/năm; trong khi nếu NĐT chỉ đơn thuần mua và nắm giữ thì tỷ suất sinh lợi sẽ là 9,2%.

dau tu chung khoan khong can du bao dung trien vong kinh te
Tỷ suất sinh lợi trung bình năm với các chiến lược đầu tư khác nhau, giai đoạn 1948 - 2018. Nguồn: INTL FCStone.

Vẫn với chiến lược nêu trên, nếu NĐT biết trước con số tăng trưởng kinh tế trong 4 quý tiếp theo, tỷ suất sinh lợi trung bình sẽ đạt 10,1%/năm, chỉ cao hơn so với chiến lược mua và nắm giữ chưa đầy 1%/năm.

Tuy nhiên chiến lược này vẫn kém hơn so với chiến lược đầu tư hết sức đơn giản dựa theo đường trung bình trượt 200 ngày: nắm giữ cổ phiếu khi thị giá nằm trên đường MA-200 và bán cổ phiếu để nắm giữ tiền mặt khi thị giá nằm dưới đường MA-200.

dau tu chung khoan khong can du bao dung trien vong kinh te
Tỷ suất sinh lợi của các chiến lược đầu tư khác nhau theo thời gian. Nguồn: Bloomberg, INTL FCStone.

Đường trung bình trượt 200 ngày (MA-200) là một chỉ báo kỹ thuật được theo dõi sát sao để đánh giá xu thế dài hạn trong giá chứng khoán.

Nếu giá giảm xuống dưới đường trung bình trượt 200 ngày nghĩa là thị trường đang trong xu hướng giảm. Ngược lại, nếu giá tăng vượt đường MA-200 nghĩa là thị trường trong xu hướng tăng.

Đáng nói hơn, tỷ suất sinh lợi ở đây là tỷ suất gộp, tức chưa trừ đi thuế và phí giao dịch. Nếu tính thêm các chi phí này, suất sinh lợi ròng của chiến lược đầu tư dựa theo tăng trưởng GDP hàng quý sẽ giảm đi đáng kể.

Tại sao biết trước tăng trưởng kinh tế lại “vô dụng” đến vậy?

Theo Deluard, giá cổ phiếu trên thị trường là tích số của Doanh thu (đại diện cho triển vọng kinh tế), Biên lợi nhuận ròng và Tỷ lệ P/E. Như vậy, tăng trưởng kinh tế chỉ là một phần nhỏ trong bức tranh triển vọng thị trường, đặc biệt là tại thị trường Mỹ vì khoảng một nửa doanh thu của các công ty trong chỉ số S&P 500 đến từ nước ngoài.

Vì vậy, các nhà đầu tư và phân tích không cần quá tốn công nghiên cứu và dự báo tăng trưởng kinh tế vĩ mô mà nên tập trung vào theo dõi biên lợi nhuận và tỷ lệ P/E.

Đây là một khuyến nghị quan trọng vì hiện nay, cả biên lợi nhuận và P/E của thị trường chứng khoán Mỹ đang ở gần mức cao nhất lịch sử. Chỉ cần một trong hai nhân tố này đảo chiều về giá trị trung bình (reversion to the mean), thị trường chứng khoán sẽ “đỏ máu” mà không cần xảy ra một cuộc suy thoái kinh tế nào.

Vì vậy, những người đầu cơ giá lên (bull) không cần hy vọng kinh tế tăng trưởng mà chỉ cần cầu cho biên lợi nhuận P/E duy trì ở mức cao.

Xem thêm

Kiên Dương