|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dầu đá phiến Mỹ sẽ góp phần vào sự bất ổn của giá dầu thô tương lai

20:00 | 24/02/2018
Chia sẻ
Quan điểm thống nhất cho rằng giá dầu thô sẽ dao động quanh mức 60 USD/thùng trong những năm tới, với dầu đá phiến Mỹ hoạt động như một "nhà sản xuất chi phối" để ngăn ngừa sự tăng vọt của giá dầu là một sự an ủi.
dau da phien my se gop phan vao su bat on cua gia dau tho tuong lai Mặt trái của việc Mỹ trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới
dau da phien my se gop phan vao su bat on cua gia dau tho tuong lai Mỹ sẽ vượt Arab Saudi và Nga trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới

Cả ngành công nghiệp dầu mỏ, chính phủ, người tiêu dùng và nhà đầu tư đều không được hưởng lợi từ sự bùng nổ của giá dầu trong 15 năm qua.

Tuy nhiên, 60 USD không còn được coi là mức giá mới bình thường hơn 100 USD trong 5 năm trước.

Trong những năm gần đây, thuộc tính nội tại của dầu đá phiến, và xu hướng cung - cầu bấp bênh cho thấy dầu đá phiến có khuynh hướng ảnh hưởng nhiều hơn tới sự bất ổn về giá thay vì bình ổn giá.

Vì vậy việc phân biệt giữa sản xuất chu kỳ ngắn và sản xuất chi phối là rất cần thiết.

Dòng chảy sản xuất dầu đá phiến chu kỳ ngắn nhanh hơn sản xuất dầu thông thường – thời gian tính bằng quý thay vì năm.

Tuy nhiên, sản xuất dầu đá phiến của Mỹ gồm nhiều công ty công và tư nhân riêng biệt, mỗi bên cạnh tranh nhau để tối đa hóa trữ lượng và sản xuất. Dòng chảy chu kỳ ngắn của dầu đá phiến có thể ổn định giá dầu, nhưng chỉ trùng khớp và phụ thuộc vào các nguyên tắc thị trường cơ bản rộng, phổ biến.

Ví dụ, sự xuất hiện nhanh chóng của dầu đá phiến sau năm 2010 là tình cờ, chỉ kịp thời bù đắp cho sự thiếu nguồn cung trên thị trường, bị làm trầm trọng hơn vì sự gián đoạn nguồn cung tại Libya, và giúp giảm giá dầu duy trì ở mức 100 USD/thùng.

Mặc dù vậy ba năm sau, sự tăng trưởng không ngừng của dầu đá phiến đã góp phần vào sự sụt giảm giá dầu từ 100 USD xuống dưới 30 USD, sau khi các quốc gia xuất khẩu dầu OPEC từ chối chấp nhận dầu đá phiến bằng cách giảm sản xuất của họ.

dau da phien my se gop phan vao su bat on cua gia dau tho tuong lai
Ảnh minh họa.

Còn sản xuất chi phối thực sự là một loại riêng biệt: các nhà sản xuất dầu chi phối gồm một số lượng tương đối nhỏ các thực thể có sự ủng hộ của chính phủ trong việc kiểm soát một lượng lớn những giếng dầu chi phí thấp, hợp tác thông qua một chính sách để bình ổn giá dầu.

Những ví dụ lịch sử như Ủy ban Đường sắt Texas và các bang dầu mỏ khác, Seven Sisters, và OPEC. Các nhà sản xuất chi phối tối đa hóa lợi nhuận trực tiếp để ổn định giá và chịu chi phí để giữ năng suất sản xuất dư thừa hoặc dự phòng để đề phòng trường hợp xảy ra gián đoạn và nhu cầu bất ngờ tăng lên.

Họ điều chỉnh sản xuất một cách chủ động, với tốc độ nhanh chóng theo tiêu chuẩn ngành dầu, hàng tuần, và một cách vô thời hạn để giảm sự biến động của giá và đặt ra kỳ vọng giá dài hạn.

Dầu đá phiến đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá dầu thô toàn cầu, pha trộn chất lượng và dòng chảy thương mại. Tuy nhiên, mỏ đá phiến là quá nhỏ, quá chậm và quá cạnh tranh (nếu các giám đốc điều hành mỏ đá phiến cố gắng thông đồng, họ sẽ phải đối mặt với án tù giam) để đóng vai trò nhà sản xuất chi phối. Ngoài chu kỳ giảm giá bùng nổ, dầu đá phiến và các nhà sản xuất chi phối không có nhiều điểm chung.

Về tương lai, dầu đá phiến không thể phát triển đủ bền vững để làm dịu cơn khát dầu mỏ trên thế giới. Giá dầu ở mức thấp trong vòng 3 năm đã làm tăng nhu cầu, và sự chuyển đổi năng lượng đáng lo ngại từ xe dầu sang xe điện sẽ đến muộn hơn nhiều so với mong đợi.

Với một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng 4%, IMF dự báo sẽ cần đến sự tăng trưởng ròng/năm là gần 2 triệu thùng/ngày, điều đó có nghĩa là sẽ tăng 4-5 triệu thùng/ngày của tổng cung mới do suy giảm từ những mỏ dầu hiện tại. Ngay cả khi dầu đá phiến tăng 1 triệu thùng/ngày hàng năm, nó sẽ không thể đáp ứng nhu cầu cung cấp của toàn cầu.

Vì vậy, vào đầu thập kỷ tới, nền kinh tế thế giới sẽ cần đến sản xuất dầu mới (nhưng không đủ) từ các dự án thông thường đã bị hủy hoặc trì hoãn kể từ sự bùng nổ năm 2014.

Lượng dầu dự trữ sẽ bình thường hóa trong bối cảnh năng suất sản xuất dự phòng thấp (khoảng 2,5 triệu thùng/ngày, hoặc ít hơn 3% nguồn cung trên thế giới và có khả năng giảm thấp hơn) chịu ảnh hưởng từ rủi ro địa chính trị (khoảng 4,5 triệu thùng/ngày ở thời điểm hiện thời). Giá sẽ tăng mạnh, có khả năng quay trở lại mức ba chữ số, để hạn chế tiêu dùng và phản ánh mức rủi ro khác nhau.

OPEC và các đồng minh mới không thuộc OPEC, đứng đầu là Nga, không đặt cược vào dầu đá phiến để chi phối. Bộ trưởng Dầu mỏ Arab Saudi ông Khalid al-Falih đã tăng cường cảnh báo rằng nguồn cung không đầy đủ và nhu cầu trên toàn cầu có thể khiến các thị trường thiếu nguồn cung lớn trong những năm tới, bất chấp sự khai thác của dầu đá phiến.

Tuần trước, Bộ trưởng Dầu mỏ Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ông Suhail al-Mazroui đã kêu gọi các thành viên của OPEC và các đồng minh khôi phục lại năng lực sản xuất dự phòng bị suy giảm để bù đắp cho sự gia tăng nhu cầu một cách đột ngột hoặc nguồn cung bị gián đoạn.

Trong khi rủi ro của một cơn sốc khác về giá trong thời gian tới vẫn còn tồn tại, sự tập trung của OPEC và đồng minh sẽ xoay quanh việc tuân thủ thỏa thuận giảm sản xuất chính.

Bất cứ ai đặt cược vào giá dầu dao động quanh mức 60 USD sẽ muốn dầu đá phiến giảm sản xuất và thay vào đó hy vọng OPEC và đồng minh sẽ hành động như một nhà sản xuất chi phối thật sự bằng cách tăng năng lực sản xuất dự phòng. Mặc dù vậy, hãy cẩn thận vì OPEC sẽ thấy việc duy trì sản lượng sẽ khó khăn hơn khi thị trường thắt chặt hơn thời điểm dư thừa nguồn cung, vì lo ngại về lòng tham đối với sự bùng nổ trong tương lai.

Lyly Cao