|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Đang sa lầy trong cuộc chiến gia tộc, hãng Korean Air tới gần tử huyệt hơn vì COVID-19

00:49 | 22/03/2020
Chia sẻ
Dịch viêm phổi COVID-19 khiến cơn bĩ cực của hãng hàng không Korean Air trở nên tồi tệ nhất trong bối cảnh chủ tịch kiêm tổng giám đốc Cho Won-tae chưa thể giải quyết cuộc chiến giành quyền lực với chị gái.

Chủ tịch Cho Won-tae đang phải dồn toàn lực để chống nỗ lực lật đổ từ phe của chị gái. Trong lúc cuộc chiến nội bộ bước vào giai đoạn cao trào, dịch COVID-19 bùng phát, đẩy ngành hàng không toàn cầu vào cơn bĩ cực chưa từng có tiền lệ.

Mâu thuẫn nội bộ có thể khiến ông Won-tae lâm vào tình thế bất lợi trong cuộc họp cổ đông của công ty cổ phần Hanjin-KAL vào ngày 27/3. Ông Cho và chị gái,bà Cho Hyun-ah có cổ phần gần bằng nhau. Hai người đang tiếp tục cố gắng củng cố vị thế trong hội đồng cổ đông.

Với 11 tháng trên cương vị CEO, ông Won-tae đã dẫn dắt KAL vượt qua thách thức từ các nhà đầu tư tài chính và sự giảm mạnh nhu cầu tại thị trường trọng điểm Nhật Bản do căng thẳng chính trị giữa hai nước.

Đang sa lầy trong cuộc chiến gia tộc, hãng Korean Air tới gần tử huyệt vì COVID-19 - Ảnh 1.

Ông Cho Won-tae, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc hãng hàng không Korean Airi. Ảnh: Teller Report

Khó khăn cũ vừa qua, thách thức mới đã tới. Sự bùng phát của Covid-19 đã buộc hãng hàng không giảm 80% đội tàu bay và phi hành đoàn. Tổ chức tư vấn hàng không CAPA dự đoán, nếu chính phủ không hỗ trợ, đa số hãng hàng không có thể sẽ phá sản vào cuối tháng 5. 

 Bà Cho Hyun-ah đã lôi kéo quĩ hoạt động nội địa cải thiện quản trị doanh nghiệp Hàn Quốc để yêu cầu em trai từ chức tổng giám đốc vì doanh thu kém và tình trạng nợ cao của hãng.

Cố chủ tịch Korean Air, ông Cho Yang-ho, từng dự đoán trước cuộc chiến giữa hai chị em trong gia đình họ Cho. Hơn hai thập kỷ trước, cuộc tranh giành quyền điều hành giữa ông và em ruột khiến tập đoàn tổn thất nặng. Công ty vận tải Hanjin Shipping sụp đổ và tập đoàn Hanjin Industries phải từ bỏ nhà máy đóng tàu ở Philippines.

Yang-ho hi vọng các con sẽ cùng điều hành Hanjin-KAL. Song, từ khi ông qua đời vào tháng 4 năm ngoái, hai con của ông chỉ cần 10 tháng để tạo ra cuộc chiến giống hệt xung đột giữa ông và em ruột.

Muốn giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị, ông Choi Won-tae phải giành hơn một nửa số phiếu trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông hôm 27/3.

Đang sa lầy trong cuộc chiến gia tộc, hãng Korean Air tới gần tử huyệt vì COVID-19 - Ảnh 2.

Bà Cho Huyn-ah, cựu phó chủ tịch Korean Air, muốn lật đổ em trai để điều hành hãng Korean Air. Ảnh: Korean Times

Từng là phó chủ tịch Korean Airi, bà Cho Hyun-ah, mất chức vào năm 2014 vì sự cố tai tiếng trên máy bay. Trên một chuyến bay rời New York, bà Cho tỏ thái độ gay gắt với phi hành đoàn vì một túi hạt và buộc máy bay phải quay trở lại New York. "Công chúa Korean Air" nhận án tù 4 tháng vì gây gián đoạn kinh doanh.

Hội đồng quản trị tập đoàn phản đối bà Cho Hyun-ah giữ chức CEO khi bà quay trở lại. Họ lập luận rằng ông Cho Won-tae là chuyên gia trong ngành hàng không, có kinh nghiệm phong phú trong bộ phận hành khách, vận tải hàng hóa, chiến lược quản lý, CNTT và thu mua. 

Với họ, Won-tae là người phù hợp nhất cho vị trí CEO để giúp Korean Air vượt qua cơn khủng hoảng do nCoV gây nên.

KCGI phản đối ông Cho Won-tae quay lại vị trí CEO, và đề nghị Chủ tịch hội đồng quản trị POSCO, ông Kim Shin-bae, thay thế ông. Kim Shin-bae từng là CEO của SK Telecom từ năm 2004 đến 2009 và có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn quản trị.

"Chúng tôi tin rằng giải pháp duy nhất để giải quyết khủng hoảng của tập đoàn Hanjin là thay thế CEO Cho Won-tae và bổ nhiệm giám đốc hội đồng quản trị độc lập với cổ đông để công tác quản lý chuyên nghiệp và minh bạch hơn", KCGI tuyên bố.

Đang sa lầy trong cuộc chiến gia tộc, hãng Korean Air tới gần tử huyệt vì COVID-19 - Ảnh 3.

Dịch COVID-19 và cuộc chiến giành quyền lực nội bộ đang là mối họa lớn của Korean Airi. Ảnh: Korean Times

KCGI và bà Cho Hyun-ah liên minh mật thiết và nắm  1/3 cổ phần của Hanjin-KAL.Các nhà đầu tư cho rằng Korean Air cần thay đổi để tăng hiệu suất hoạt động của hãng. 

Số liệu của Chính phủ Hàn Quốc cho thấy tổng thiệt hại của KAL trong giai đoạn 2014-2019 chạm mốc 1.700 tỷ won (1,4 tỷ USD), nâng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu lên 861,9%. Theo Moody, Korean Air có 4,3 tỷ USD nợ đến hạn trong năm nay.

Ông Choi Nam-kon, nhà phân tích từ Yuanta Securities, bình luận rằng đoán phe  giành chiến thắng trong cuộc chiến là việc khó, nhưng Chủ tịch Cho Won-tae đang có lợi thế trong cuộc họp cổ đông”.

Giới quan sát cũng đánh giá số lượng lớn các cổ đông cá nhân cũng có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của chiếc ghế Chủ tịch Cho Won-tae nắm giữ.

Cửu Dương

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.