|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Đạm Cà Mau ước thu gần 9.500 tỷ đồng trong 9 tháng

16:30 | 13/10/2023
Chia sẻ
Trong 9 tháng đầu năm nay, sản lượng sản xuất urê quy đổi của Đạm Cà Mau đạt 708.330 tấn trong khi sản lượng tiêu thụ urê là 671.110 tấn.

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau - Mã: DCM) vừa công bố tổng doanh thu 9 tháng đầu năm ước đạt hơn 9.475 tỷ đồng, giảm 17% so với nền cao năm 2022 (hơn 11.465 tỷ đồng) trong bối cảnh giá phân bón tăng cao.

9 tháng đầu năm nay, sản lượng sản xuất urê quy đổi của Đạm Cà Mau đạt 708.330 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng tiêu thụ urê là 671.110 tấn, đạt 108% cùng kỳ.

Năm nay Đạm Cà Mau đặt kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất là 13.458 tỷ đồng, sản lượng ure sản xuất 882.000 tấn và sản lượng bán ra 760.000 tấn. Như vậy kết thúc ba quý đầu năm, công ty đã thực hiện được hơn 70% kế hoạch doanh thu. Lượng ure sản xuất tương đương 80% kế hoạch và lượng ure tiêu thụ bằng 88% mục tiêu năm.

(*): ước tính tổng doanh thu của Đạm Cà Mau. (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của công ty).

Trong báo cáo chiến lược công bố giữa tháng 9, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng tăng tỷ trọng sử dụng khí từ nguồn Petronas có thể khiến biên lãi gộp sụt giảm khi giá dầu Brent tăng.

Bên cạnh đó, BVSC còn cho rằng chi phí khấu hao sẽ giảm đáng kể từ quý IV do các nhà máy ure đã hết khấu hao từ cuối quý III. Ước tính chi phí khấu hao hàng năm của nhà máy ure dao động từ 1.000 - 1.200 tỷ đồng mỗi năm. Dự báo chi phí khấu hao trong năm 2024 sẽ giảm 877 tỷ đồng so với 2023. BVSC nhận định việc hết khấu hao nhà máy ure là đòn bẩy giúp lợi nhuận doanh nghiệp có thể tăng 61% trong 2024.

Đơn vị phân tích này cũng nhận định rằng lợi nhuận Đạm Cà Mau đã tạo đáy trong 2023 do giá phân bón đã giảm 36% và khấu hao gần 900 tỷ đồng nhà máy ure trong 2023.

Bước sang giai đoạn 2024 - 2028, lợi nhuận Đạm Cà Mau có thể phục hồi nhờ giá phân bón cải thiện, động lực thúc đẩy đến từ giá nông sản neo mức cao sẽ kích thích nhu cầu sử dụng phân bón trong 2024. Ngoài ra, công ty sẽ hết khấu hao nhà máy ure từ năm 2024, giúp giảm trung bình khoảng 1.000 tỷ đồng chi phí trong mỗi năm.

Minh Hằng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.