|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Đại diện BIDV nêu lý do để không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả 2.550 tỷ đồng cho CB

06:05 | 27/01/2018
Chia sẻ
Theo đại diện BIDV, ý kiến của đại diện VKS và đại diện CB không nêu rõ căn cứ pháp lý để yêu cầu BIDV hoàn trả 2.550 tỷ đồng. Theo đó, BIDV không có nghĩa vụ phải hoàn trả (bị thu hồi) số tiền trên.

bidv khong co nghia vu phai hoan tra 2550 ty dong cho cb Xét xử Phạm Công Danh sáng 26/1: Kiến nghị thu hồi hơn 6.126 tỷ đồng từ Sacombank, BIDV, TPBank để trả cho CB là không có cơ sở pháp lý
bidv khong co nghia vu phai hoan tra 2550 ty dong cho cb VNBA: 'Truy thu tiền từ BIDV, Sacombank, TPBank trong vụ Phạm Công Danh là bất hợp lý'

Yêu cầu thu hồi số tiền 2.550 tỷ đồng từ BIDV là phi lý

Theo Bà Nguyễn Thị Phương, giám đốc Pháp chế BIDV, đại diện ngân hàng khẳng yêu cầu thu hồi số tiền 2.550 tỷ đồng từ BIDV là yêu cầu phi lý, không phù hợp với nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự.

Cụ thể, vụ án này là vụ án xét xử Bị cáo Phạm Công Danh và các đồng phạm bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 165 BLHS 1999. Theo đó hành vi của các Bị cáo là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại cho VNCB số tiền 6.126 tỷ đồng. Như vậy, theo nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Bộ Luật hình sự 1999 thì các Bị cáo là người trực tiếp gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất cho VNCB.

bidv khong co nghia vu phai hoan tra 2550 ty dong cho cb
Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh.

Vị đại diện BIDV cho rằng, việc yêu cầu thu tiền từ các ngân hàng hoàn trả cho VNCB, rồi yêu cầu các Bị cáo bồi hoàn lại cho các ngân hàng, không khác gì “đánh bùn sang ao”, chuyển thiệt hại từ VNCB sang cho các ngân hàng.

Mà đại diện VKS, đại diện CB cũng không đưa ra được cơ sở, căn cứ pháp lý rõ ràng của yêu cầu này. Trong khi BIDV không có thiệt hại (đã được xác định tại các Kết Luận Giám định số 1637, 2391, 7405). Mà bản chất thiệt hại ở đây là thiệt hại trong mối quan hệ giữa VNCB và 12 Công ty, là quan hệ pháp lý độc lập, không liên quan đến BIDV.

Về quan hệ Hợp đồng tiền gửi với VNCB, căn cứ Công văn đề nghị tất toán tiền gửi trước hạn của VNCB, BIDV đã thực hiện giải tỏa, tất toán tài khoản tiền gửi và chuyển toàn bộ số tiền 3.142 tỷ đồng (trong đó gốc là 3.070 tỷ và lãi là 72 tỷ đồng) cho VNCB. Như vậy, BIDV đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bên nhận gửi tiền của VNCB, đã hoàn trả đầy đủ gốc và lãi các khoản tiền gửi cho VNCB. Do đó, theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế, BIDV không thể trả hai lần cho VNCB trên một Hợp đồng tiền gửi. Và CB không có quyền yêu cầu BIDV phải hoàn trả một lần nữa.

Bà Phương khẳng định và nhấn mạnh thêm một lần nữa, BIDV không giao dịch, không quan hệ với cá nhân ông Phạm Công Danh và các bị cáo mà là với Ngân hàng VNCB và 12 pháp nhân công ty. Hay nói cách khác, các chủ thể trong quan hệ tín dụng – bảo đảm tiền vay giữa BIDV, các Công ty vay vốn, và VNCB – là các pháp nhân độc lập, có năng lực pháp luật đầy đủ theo Bộ luật dân sự và Luật Doanh nghiệp, Luật các TCTD để xác lập, giao kết các Hợp đồng và chịu trách nhiệm với đối tác theo thỏa thuận tại các Hợp đồng hợp pháp, thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.

Trong quan hệ cấp tín dụng tại BIDV, các chủ thể tham gia hoàn toàn bình đẳng, quan hệ đều do người có thẩm quyền của các bên ký kết và thực hiện và đã được các bên chấp nhận trách nhiệm, các quyền và nghĩa vụ, đồng thời thống nhất cách ứng xử tất toán và thanh lý hợp đồng theo quy định pháp luật và không có bất kỳ xung đột, mâu thuẫn gì. Theo đó, BIDV không thể và không phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại gây ra bởi các hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân là người quản lý, người điều hành VNCB.

Việc thu nợ của BIDV đối với 12 Công ty là đúng pháp luật

Thứ nhất, kết luận giám định số 7405 ngày 10/10/2016, số 1637 ngày 16/3/2017 và số 2391 ngày 5/4/2017 của Đoàn Giám Định Ngân hàng Nhà nước cùng các chứng cứ có tại hồ sơ cũng như lời khai của các Bị cáo, những người liên quan tại phiên Tòa, đã khẳng định việc thu hồi nợ của BIDV là hoàn toàn phù hợp với thỏa thuận của các bên tại Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng cầm cố đã ký và phù hợp với các quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật các Tổ chức Tín dụng năm 2010 và Điều 56 Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. Những giao dịch thu nợ của BIDV không vi phạm điều cấm của Luật các TCTD cũng như các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.

Thứ hai, về mặt chứng từ kế toán và dòng tiền thu nợ, toàn bộ số tiền BIDV thu nợ là từ tài khoản của các Công ty mở tại BIDV theo đúng lệnh UNC chuyển tiền trả nợ của các Công ty. BIDV không tự động trích tài khoản của VNBC để thu nợ.

Thứ ba, về xác minh nguồn tiền thu nợ trên tài khoản tiền gửi của khách hàng:

Pháp luật hiện hành và thông lệ không quy định trách nhiệm, không yêu cầu và trên thực tế các Ngân hàng cho vay không có nghĩa vụ và không thể xác minh nguồn gốc số tiền trả nợ của khách hàng cũng như phải tìm hiểu và xác minh nguồn gốc số tiền trên tài khoản thanh toán của Bên vay trước khi thu nợ.

Trên thực tế cũng không một ngân hàng nào lại hỏi khách hàng “tiền từ đâu ra để trả”. Mặc định, số dư trên tài khoản thanh toán của một khách hàng cá nhân hay pháp nhân phải được hiểu là thuộc về sở hữu của chủ tài khoản đó. Điều này là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền sở hữu, cơ sở xác lập quyền sở hữu của Bộ Luật dân sự năm 2005, 2015.

Như tất cả các TCTD, các Ngân hàng khác được NHNN cấp phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng theo Luật các TCTD, BIDV đã tuân thủ các quy định của pháp luật khi thu nợ của 12 Công ty trên cơ sở hoàn toàn trung thực và ngay tình.

Do đó, nếu chấp nhận quan điểm của Đại diện VKS về việc thu hồi các khoản tiền đã thu nợ hợp pháp, hợp lệ, theo đúng thông lệ quốc tế và thông lệ thị trường nhất là khi khoản nợ đó đã được tất toán từ nhiều năm trước sẽ gây xáo trộn thị trường tài chính tín dụng, đặc biệt sẽ cản trở hoạt động thu hồi nợ xấu của các TCTD, gây thiệt hại cho các TCTD khi mà các cán bộ ngân hàng có tâm lý e ngại vì sợ “thu nợ sai”, hoặc “sẽ không thu nợ vì không biết được nguồn gốc sâu xa của khoản tiền đó” trong khi rõ ràng, pháp luật không quy định và thực tế không thể và không buộc phải biết nguồn gốc của số tiền thu nợ đó.

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại của CB đã hết hiệu lực

Bà Phương nêu rõ, theo Quyết định 250/QĐ-NHNN ngày 12/3/2015 về việc chuyển đổi mô hình hoạt động của VNCB sang CB, theo đó CB không chỉ kế thừa các quyền mà còn kế thừa các nghĩa vụ từ VNCB.

Thời điểm cuối cùng BIDV tất toán các khoản vay của khách hàng là ngày 5/5/2014, tuy nhiên suốt gần 4 năm qua, VNCB không có ý kiến gì về việc này, sau ngày CB tiếp quản VNCB đến trước ngày 4/1/2018 (ngày đại diện CB có văn bản gửi Tòa án về yêu cầu bồi thường thiệt hại) cũng hoàn toàn không có ý kiến về vấn đề này, nghĩa là hơn 3 năm 8 tháng, VNCB, và CB sau này, không có bất cứ ý kiến nào liên quan đến giao dịch trả nợ cho BIDV và giá trị pháp lý của các giao dịch, hợp đồng tiền vay, tiền gửi có liên quan.

Căn cứ quy định Bộ luật dân sự Điều 136 Khoản 1 về thời hiệu yêu cầu tuyến bố giao dịch dân sự vô hiệu và Điều 607 - Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại, thời hiệu yêu cầu thực hiện quyền của CB đã hết.

Ngoài ra, khoản tiền 2.550 tỷ BIDV thu nợ từ 12 khách hàng vay vốn không phải là khoản tiền do phạm tội mà có, cũng không phải là vật chứng của vụ án.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Anh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.