|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Đại dịch COVID-19 đang kìm hãm ngành quảng cáo số toàn cầu

09:39 | 27/06/2020
Chia sẻ
Chi tiêu cho quảng cáo số toàn cầu trong năm 2020 có thể sẽ giảm 10% hoặc nhiều hơn, song các doanh nghiệp vẫn có thể cứu vãn tình hình.

Sau nhiều tháng chật vật lôi kéo, sửa đổi, trì hoãn và hủy các chiến dịch quảng cáo vì đại dịch COVID-19, các công ty tiếp thị đã có thể định lượng tác động của dịch bệnh lên ngành quảng cáo.

Trong báo cáo giữa năm của GroupM - công ty đầu tư truyền thông quảng cáo lớn nhất thế giới, dự báo ngành quảng cáo toàn cầu sẽ giảm 10% chi tiêu trong năm nay, chấm dứt gần một thập kỉ tăng trưởng mạnh mẽ, đặt dấu chấm hết cho chuỗi dài tăng trưởng hai chữ số cho lĩnh vực quảng cáo số.

Đại dịch COVID-19 đang thách thức hoạt động kinh doanh quảng cáo số - Ảnh 1.

Chi tiêu cho quảng cáo trong năm 2020 sẽ giảm 9,9% theo GroupM. (Ảnh: Vox).

Ông Brian Wieser – Chủ tịch Phân tích kinh doanh toàn cầu của GroupM, NÓI với AdWeek: "Thị trường quảng cáo giảm 10% trong năm nay ở cấp độ toàn cầu. Đây là con số đáng buồn, nhưng vẫn còn tốt hơn mức mà tôi nghĩ rằng nhiều người trong chúng ta dự đoán cách đây ba tháng".

Ảnh hưởng của COVID-19 nhẹ hơn mức dự báo trước đó

Dù dự đoán cho năm 2020 khá ảm đạm, GroupM cho rằng kết quả ấy vẫn tương đối tích cực khi số phận ngành công nghiệp quảng cáo có thể sẽ còn chịu tác động nặng nề hơn, trước ảnh hưởng rộng lớn của đại dịch.

Dự báo cho năm tới cũng cho thấy ngành quảng cáo có thể tăng trưởng trở lại với tốc độ nhanh chóng. Báo cáo chỉ ra rằng, ở một số thị trường nhất định, nhu cầu chững lại vì đại dịch dự kiến sẽ bù đắp lại cho khoản lỗ trong năm 2020.

Cụ thể, theo GroupM, chi tiêu cho quảng cáo trên toàn cầu sẽ giảm 9,9% trong năm nay. Yếu tố cứu vãn ngành quảng cáo khỏi mức giảm 11,8% trước đó là cuộc đua bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới, sẽ bơm đủ tiền vào quảng cáo để nâng mức giảm dự kiến lên còn 10%.

Song, GroupM cũng nhận định rằng, nếu xem xét qui mô đại dịch COVID-19, mức tác động như thế khá bất ngờ.

Mặc dù tác động có nghiêm trọng, mức giảm trong năm 2020 vẫn là vừa phải so với qui mô tác động của đại dịch lên GDP toàn cầu. Giới phân tích dự đoán tác động của COVID-19 lên GDP toàn cầu sẽ lớn hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, GroupM nhận định.

"Để tham chiếu, mức dự đoán cho thấy năm 2020 cũng sẽ chỉ tồi tệ như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, mặc dù nền kinh tế chịu tác động lớn hơn nhiều", ông Brian nhận định. "Trong năm 2009, chúng tôi đã ước tính chi tiêu danh nghĩa cho quảng cáo toàn cầu sẽ giảm 11,2% khi GDP giảm xuống 1%", báo cáo nêu rõ.

Đồng thời trong năm 2020, GroupM nhận định thị phần quảng cáo số trên TV, đài phát thanh, in ấn và quảng cáo ngoài trời sẽ mở rộng mạnh mẽ, tương đương 13%, tăng lên với 31 tỉ USD từ mức 22 tỉ USD vào 5 năm trước.

Tác động sẽ không đồng đều giữa các quốc gia

Nếu không tính chi tiêu cho quảng cáo chính trị ở Mỹ, GroupM dự đoán tổng chi tiêu quảng cáo trên truyền hình sẽ giảm 17,6% vào năm 2020, trước khi hồi phục nhẹ vào năm 2021. Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông di động, bao gồm quảng cáo kĩ thuật số, sẽ giảm 25% trong năm 2020.

GroupM cũng nhấn mạnh các tác động mới khởi nguồn từ việc các quốc gia, khu vực, doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 khác nhau.

Xu hướng ngành quảng cáo sẽ thay đổi theo quốc gia, song sẽ phần nào tương đồng với các kì vọng về nền kinh tế của quốc gia đó trong năm nay.

Ông Brian nhận định thhị trường lớn có dự báo tích cực nhất là Hàn Quốc, chỉ giảm 2%. Tuy nhiên, ông không ngạc nhiên khi thị trường Brazil sẽ giảm 29%.

"Ngoài ra, tốc độ hồi phục cũng khác nhau nhiều giữa các nền kinh tế. Tôi nghĩ rằng phần lớn phụ thuộc vào cách nền kinh tế và chính phủ đó hỗ trợ người dân của họ. Các thị trường như Mỹ sẽ có tốc độ phục hồi chậm hơn rất nhiều so với các thị trường khác", ông nói thêm.

Điêu Quân

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.