|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cuộc chiến bất phân thắng bại giữa tiền điện tử và ngành ngân hàng truyền thống

14:00 | 29/01/2022
Chia sẻ
Diễn biến của thị trường suốt năm 2021 đã cho chúng ta thấy rằng tiền điện tử không thể phá hủy hoặc làm hỏng các ngân hàng trung ương và ngược lại, ngân hàng truyền thống cũng không thể giết chết tiền điện tử.

Năm 2022 đã đến, các ngân hàng và hệ thống ngân hàng truyền thống vẫn tồn tại bất chấp những dự đoán đầy đe dọa của những người đam mê tiền điện tử trong nhiều thập kỷ. Nói cách khác, ngay cả khi nhiều người cho rằng đến một lúc nào đó thì DeFi sẽ thay thế tài chính truyền thống nhưng thực tế điều đó không thể xảy ra, theo Cointelegraph.

Cho đến nay, chỉ có duy nhất một tác động đáng kể của không gian tài chính phi tập trung đó là lộ trình lớp hai ethereum 2.0 là có khả năng "đe dọa".

Mặc dù với lộ trình như vậy, ngành công nghiệp tiền điện tử và DeFi sẽ thay đổi theo hướng tốt hơn. Tuy vậy, diễn biến của thị trường suốt năm 2021 đã cho chúng ta thấy rằng tiền điện tử không thể phá hủy hoặc làm hỏng các ngân hàng trung ương và ngược lại, ngân hàng truyền thống cũng không thể giết chết tiền điện tử. Vậy lý do là vì đâu?

DeFi, tiền điện tử và tài chính truyền thống muốn triệt tiêu nhau nhưng bất thành - Ảnh 1.

Tiền điện tử, tài chính phi tập trung và tài chính truyền thống cạnh tranh gay gắt với nhau. (Nguồn: Medium)

Công bằng mà nói, cuộc chiến giữa hai bên tàn khốc nhưng khó phân thắng bại. Nhiều người đam mê tiền điện tử đã nhiều lần nói về "ngày tận thế" của các hệ thống tài chính trên thế giới, lạc quan về tương lai tươi sáng của tài sản ảo và cho rằng sớm thôi, mọi người đều có thể mua sắm mọi hàng hóa bằng bitcoin. 

Mặt khác, các ngân hàng cũng vội vã bảo vệ vai trò truyền thống của hệ thống, cáo buộc công nghệ blockchain có hiệu suất thấp và thiếu tuân thủ. Thực tế, cả 2 bên đều dự đoán sai về tiềm năng của nhau.

Trò chơi bình đẳng, cạnh tranh công bằng giữa tiền điện tử và tài chính truyền thống

May mắn thay, cả tiền điện tử và ngân hàng truyền thống đều không bị phá hủy và cũng không thể triệt tiêu lẫn nhau. Mặt khác, không có dự án tiền điện tử lớn nào tránh được tích hợp với các ngân hàng. 

Sàn giao dịch tiền điện tử Kraken có trụ sở tại Mỹ đã nhận được giấy phép ngân hàng và quá trình IPO trên Coinbase tự khẳng định đây là một trò chơi 100% tuân theo các quy tắc của hệ thống ngân hàng/ tài chính truyền thống.

Bên cạnh đó, hầu hết các dự án DeFi hàng đầu cũng chỉ sử dụng dịch vụ của một số ngân hàng: Signature, SilverGate, Bank Frick - tập trung giải quyết và áp đặt các nguyên tắc ngân hàng để vận hành và lưu thông tiền điện tử.

DeFi, tiền điện tử và tài chính truyền thống muốn triệt tiêu nhau nhưng bất thành - Ảnh 2.

DeFi, tiền ảo không thể triệt tiêu tài chính truyền thống và ngược lại. (Nguồn: The DeChained)

Mặt khác, hệ thống ngân hàng đã tạo ra hệ sinh thái nội bộ cho các dự án tiền điện tử. Visa giới thiệu các dịch vụ tư vấn tiền ảo để giúp các đối tác điều hướng trong thế giới DeFi. Amazon Web Services (AWS) muốn "trở thành AWS của tiền điện tử". 

Thụy Sĩ đề xuất các dịch vụ ngân hàng để làm việc với tiền điện tử. SolarisBank thậm chí còn cung cấp một API cho các dự án tiền điện tử. Các ngân hàng và sàn giao dịch lớn nhất của Mỹ đang tung ra các dịch vụ liên quan đến tiền ảo.

Ở El Salvador, bitcoin được công nhận là một phương tiện thanh toán, điều này (về mặt lý thuyết) ngụ ý rằng các tổ chức tài chính quốc tế cần sẵn sàng cho việc thanh toán bằng bitcoin với El Salvador.

Điều gì đã ngăn chặn tiền điện tử tác động tiêu cực đến các ngân hàng?

Trong suốt toàn bộ lịch sử của loài người, rất nhiều công nghệ mới ra đời nhưng đều không thể tránh được sự kiểm soát bởi cơ quan nhà nước (trực tiếp) hoặc kiểm soát qua các tập đoàn (gián tiếp). Đài phát thanh, TV, internet, mạng xã hội - tất cả đều bắt đầu với ý tưởng phổ biến thông tin miễn phí và cuối cùng đi ngược lại thực tế là kiểm soát toàn diện.

Câu chuyện tương tự hiện đang xảy ra với blockchain và không có khả năng nó sẽ thay đổi trong tương lai. Ngay cả khi tiền điện tử và DeFi được kêu gọi là tự do thì vẫn không thể tránh khỏi bị kiểm soát.

Phải mất một thời gian để chính phủ thế giới hiểu rằng công nghệ blockchain có thể không chỉ là một vấn đề mà còn là một công cụ mạnh mẽ để đạt được các lợi ích chính trị. Vì vậy, blockchain, ban đầu được thiết kế như một công cụ tự do mạnh mẽ, đã nhận được sự triển khai hoàn toàn ngược lại, biến thành một công cụ để kiểm soát tiền đến mức không thể tưởng tượng được trước đây.

Giống như công nghệ hạt nhân, con người sử dụng nó cho cả mục đích hòa bình và quân sự; blockchain chứa đựng hai mặt tích cực và tiêu cực.

Thoạt nhìn, tiền điện tử có thể đã phải lùi lại một bước so với vị trí kỳ vọng. Thế nhưng đổi lại, nó cũng nhận được sự công nhận rộng rãi hơn và có được một số lượng đáng kể người dùng trên khắp thế giới. Rõ ràng, đây là một phần thưởng công bằng và là một chiến thắng đáng.

Thu Phương

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.