|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Cung cầu condotel quý III sụt giảm mạnh, các chủ đầu tư không dám ra hàng

12:18 | 15/10/2018
Chia sẻ
Trong quý III, hầu hết ở các vùng phát triển mạnh về bất động sản nghỉ dưỡng như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc đều không có nguồn cung condotel mới chào hàng, còn lượng giao dịch thành công thì giảm mạnh...

Theo báo cáo thị trường giao dịch bất động sản Việt Nam quý III/2018 của Hội Môi giới bất đống sản Việt Nam, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong đó đặc biệt là dòng sản phẩn condotel trong quý này ghi nhận sự chững lại của cả nguồn cung và giao dịch thành công.

Trong quý hầu hết ở các vùng phát triển mạnh về bất động sản nghỉ dưỡng như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc đều không có nguồn cung mới chào hàng, ngoại trừ ở Nha Trang chỉ có duy nhất một dự án mở bán lần đầu ra thị trường, đó là dự án Lanuna. Lượng giao dịch trên cả nước về sản phẩm condotel trong quý chỉ đạt khoảng 1.000 sản phẩm.

cung cau condotel quy iii sut giam cac chu dau tu khong dam ra hang
Cung cầu condotel quý III sụt giảm, các chủ đầu tư không dám ra hàng. Ảnh minh họa.

Tại thị trường Đà Nẵng, hiện tại số lượng sản phẩm condotel đang chào bán là 8.061 sản phẩm bao gồm chủ yếu là các sản phẩm đã chào bán từ các quý và năm trước. Trong đó tập trung tại các dự án của các chủ đầu tư như Hyatt Regency Da Nang, Ocean Suite, Olalani, Coco Bay, Mường Thanh, Anfanam, Hòa Bình, Furama…

Số lượng condotel bán thành công trong quý III tại Đà Nẵng là 294 sản phẩm.

Tại thị trường condotel Nha Trang, quý III tiếp tục ghi nhận nguồn cung chào hàng mới từ các dự án Hudbuilding Nha Trang, Ariyana, Panarama,… với khoảng trên 1.000 căn, nâng tổng số nguồn hàng condotel Nha Trang lên 12.000 căn. Tỷ lệ hấp thụ từ các dự án mới được chào bán trong quý III chỉ đạt khoảng 20%.

Tính chung lượng giao dịch của sản phẩm condotel tại Khánh Hòa trong quý này đạt 789 sản phẩm, giảm mạnh so với quý I và quý II/2018.

Lý giải cho hiện tượng này, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho hay, thị trường chững lại là do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, hiện nhà nước đã siết chặt vốn nên dòng vốn đầu tư đặc biệt là dòng vốn về bất động sản nghỉ dưởng bị siết chặt.

Thứ hai, các chính sách của nhà nước vế pháp lý cho các sản phẩm condotel vẫn chưa được tháo gỡ gây tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư.

Tiếp đó là năng lực phát triển dự án loại hình bất động sản nghỉ dưỡng còn hạn chế, đặc biệt là năng lực khai thác kinh doanh sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng của các chủ đầu tư Việt Nam còn yếu và hạn chế, dẫn đễn sự ngờ vực của các nhà đầu tư khi đầu tư vào loại hình này cảm nhận thấy không đảm bảo cho hiệu quả đầu tư của họ lâu dài. Hiện nay các nhà đầu tư nhỏ lẻ rất thận trọng trong chọn lựa dự án bất động sản nghỉ dưỡng.

Bên cạnh đó, giá bán của sản phẩm nghỉ dưỡng hiện đã được các chủ dự án đẩy lên ở mức cao, bình quân từ 35 – 50 triệu/m2, thậm chí có những dự án có giá trên 70triệu/m2. Ở mức giá cao này nhà đầu tư khó tạo thanh khoản khi có nhu cầu chuyển nhượng.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khánh Hà

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.