|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

COVID-19 tàn phá lĩnh vực dịch vụ TP HCM, đã có hơn 6.500 doanh nghiệp phải giải thể, tạm ngưng hoạt động

16:51 | 15/04/2020
Chia sẻ
Chịu tác động mạnh nhất bởi COVID-19 là khu vực dịch vụ, giảm 1,2% so với cùng kì (cùng kì tăng 7,7%), trong khi khu vực này chiếm tỷ trọng 60,6% trong cơ cấu GRDP của TP HCM.

UBND TP HCM vừa có báo cáo kết quả tình hình thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.

Theo đó, TP đã thực hiện đóng cửa toàn bộ các cơ sở dịch vụ trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, các mặt hàng thiết yếu, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh. 

Cùng với đó, TP dừng hoạt động giao thông công cộng, hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn này sang địa bàn khác; tạm ngưng việc tiếp nhận khách mới tại các cơ sở lưu trú kinh doanh theo mô hình homestay và loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn hạn. 

Chính những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế cốt lõi của TP, ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế TP HCM nói chung. 

Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn TP (GRDP) 3 tháng đầu năm chỉ tăng 0,42% so với cùng (cùng tăng 7,6%), mức tăng trưởng của các khu vực, các ngành kinh tế đều thấp hoặc giảm so với cùng năm trước.

Trong đó, chịu tác động mạnh nhất là khu vực dịch vụ, giảm 1,2% so với cùng (cùng tăng 7,7%), trong khi khu vực này chiếm tỉ trọng 60,6% trong cơ cấu GRDP của TP, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức tăng trưởng GRDP thấp hơn nhiều so với cùng .

Đồng thời, khách quốc tế đến TP giảm 42,2% (cùng tăng 14,1%), chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 1,0% (cùng tăng 6,2%); số vốn doanh nghiệp đăng mới giảm 15,7% so cùng .

Đứng trước nhiều khó khăn, toàn TP đã có hơn 6.500 doanh nghiệp giải thể, tạm ngưng hoạt động; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quí I chỉ đạt 1,05 tỉ USD, giảm gần 33% so với cùng .

Mặt khác, hoạt động thu ngân sách gặp khó khăn, đạt 88.241 tỉ đồng, giảm 8,6% so với cùng , đặc biệt là bước sang tháng 3/2020, ảnh hưởng tác động từ dịch COVID-19 rõ hơn, trung bình mỗi ngày làm việc chỉ thu khoảng 947 tỉ đồng, giảm 31% so cùng và chỉ đạt 57,9% so với mức thu trung bình TP phải thu theo dự toán năm 2020 (1.636 tỉ đồng/ngày).

Vì vậy, UBND TP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn với những chính sách thiết thực. Cụ thể như giãn thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế, cho phép chậm nộp thuế; hỗ trợ miễn, giảm thuế. 

Đồng thời, cho phép TP tham gia gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỉ đồng đã được Chính phủ phê duyệt và đang giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai; giãn thời gian trả nợ đến hạn để doanh nghiệp không rơi vào nhóm nợ xấu; hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi giảm từ 30% trở lên so với lãi suất cho vay theo quy định thông thường.

Mặt khác, giãn thời gian nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động; giảm 50% bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho các doanh nghiệp. Hỗ trợ giảm 50% tiền thuê đất phải nộp trong 2 năm 2020 - 2021; xem xét, mở rộng đối tượng được miễn thị thực cho các thị trường sau khi kết thúc dịch bệnh. Ngoài ra, điều chỉnh giảm 50% giá điện giờ cao điểm đến tháng 5/2020.

Huy Nguyên

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.