|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Công ty vô danh trả lại 3.000 tỉ đồng tiền vay trái phiếu

12:21 | 16/01/2020
Chia sẻ
Du lịch Biển Đông, một cái tên khá mới mẽ trên thị trường bất động sản có mối liên hệ với tập đoàn BĐS đang sở hữu quĩ đất lớn tại Phú Quốc vừa thanh toán 3.000 tỉ đồng trái phiếu phát hành trong năm 2018.

Theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Dịch vụ Du lịch Biển Đông vừa thanh toán 3.000 tỉ đồng trái phiếu trong hai ngày 25 và 27/12/2019. 

Bản công bố thông tin cho thấy, đơn vị này đã phát hành hai lô trái phiếu có tổng giá trị 4.660 tỉ đồng trong cùng ngày 28/9/2018. Lô trái phiếu có kì hạn 15 tháng 3 ngày và mệnh giá 1 tỉ đồng/trái phiếu.

Như vậy, tới thời điểm hiện tại, tức đã quá hạn thanh tất toán trái phiếu, Du lịch Biển Đông nói đúng hơn mới chỉ thanh toán 3.000 trên tổng số 4.660 tỉ đồng trái phiếu phát hành đến hạn. Tổng giá trị trái phiếu còn lại chưa công bố đã thanh toán là 1.660 tỉ đồng.

Theo tìm hiểu, trước một ngày phát hành, tức vào ngày 27/9/2018, Du lịch Biển Đông đã thế chấp giá trị phần vốn góp 280 tỉ đồng ở Công ty TNHH Đức Việt, tương đương 70% vốn điều lệ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Do đó, nhiều khả năng đây là một phần tài sản đảm bảo cho hai lô trái phiếu trị giá 4.660 tỉ đồng.

Các thông tin cho thấy, Du lịch Biển Đông và Đức Việt có mối liên hệ mật thiết đến một tập đoàn BĐS trong nước đang sở hữu quĩ đất lớn tại Phú Quốc. Cả hai công ty Du lịch Biển Đông và Đức Việt đều được dẫn dắt bởi Chủ tịch Hội đồng thành viên Vũ Kim Toán.

Du lịch Biển Đông được thành lập vào ngày 21/3/2014. Cuối tháng 8/2016, công ty có vốn điều lệ 100 tỉ đồng, do ông Vũ Kim Toán sở hữu 99,99%. Đến cuối tháng 9/2018, công ty công bố tăng vốn lên 420 tỉ đồng.

Về phía Đức Việt, công ty này được thành lập từ đầu tháng 12/2003 với vốn điều lệ 400 tỉ đồng.

An Thịnh Lộc từng là công ty mẹ sở hữu 100% vốn của Công ty TNHH MTV Hồng An Bãi Trường - chủ đầu tư Dự án Khu du lịch Paradise Cove (trước đây là Khu du lịch Hồng An) tọa lạc tại xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Hiện tại, An Thịnh Lộc đã giải thể.

Còn Hồng An Bãi Trường, từ khi thành lập tới nay đơn vị này liên tục đổi chủ, từ Công ty TNHH Hồng An Phú Quốc đến Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản An Thịnh Lộc và gần nhất là Công ty TNHH Eurowindow Phú Quốc - một

Theo Báo Thanh tra đưa tin hồi tháng 5/2019, Dự án Khu du lịch Paradise Cove đã được Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tại Quyết định số 934/QĐ-UBND ngày 31/5/2007.

Tuy nhiên, Sau nhiều năm quy hoạch, khu đất có quy mô hơn 22ha tại xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc (Kiên Giang) vẫn chưa được sử dụng đúng mục đích, dù chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Hồng An Bãi Trường đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Hiện nay, nhiều hộ dân bị thu hồi đất vẫn tiếp khiếu, không đồng tình với việc thu hồi đất cũng như mức giá bồi thường, hỗ trợ bèo bọt, chưa được tái định cư đúng pháp luật.

Trong đó, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản An Thịnh Lộc sở hữu 70% (bà Nguyễn Thị Thanh Thủy đại diện phần vốn góp), phần còn lại thuộc về ông Nguyễn Thế Lam - Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Tháng 6/2018, Du lịch biển Đông thế chân An Thịnh Lộc tại Đức Việt, thông qua người đại diện là bà Nguyễn Thị Thanh Xuân.

Được biết, Đức Việt là chủ đầu tư Dự án Khu du lịch - Dịch vụ Bắc Bãi Trường (khu 1) - Khu phức hợp Bãi Trường (36,8 ha), tại xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Dự án này được Ban Quản lí Đầu tư Phát triển đảo Phú Quốc cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 24/6/2014 và quyết định bàn giao đất, bàn giao thực địa với phần diện tích 78.738 m2 vào ngày 27/6/2014.

Được biết, dự án có tên thương mại Sol Beach House đã hoàn thiện và mở cửa đón khách du lịch từ cuối năm 2016. Như vậy, việc Du lịch Biển Đông đứng ra phát hành năm 2018 để phục vụ cho mục đích gì? 

Từ đó, nhiều người trong giới tài chính đưa ra nhận định rằng rất có thể Du lịch Biển Đông là một trong những doanh nghiệp được "thiết kế" nhằm mục đích hoặc cơ cấu lại nợ tập đoàn BĐS tại ngân hàng; hoặc phục vụ cho việc huy động vốn cho các ông chủ đứng sau sử dụng để tài trợ vốn cho các dự án lớn khác.

Để làm được điều đó, phải có cái bắt tay rất chặt giữa DN và ngân hàng. Kể từ năm 2014, Đức Việt cho thấy đã có mối liên hệ mật thiết với ngân hàng VPBank. Lần gần nhất vào tháng 12/2018, Đức Việt thế chấp tất cả các quyền tài sản, lợi ích hợp pháp và số tiền mà công ty có được phát sinh từ dự án đối với phần diện tích gần 21,4 ha cho VPBank.

Trong khi đó, rất nhiều câu hỏi được giới quan sát đặt ra, Tập đoàn bất động sản lớn đứng sau Du lịch biển Đông là ai? Mối liên hệ với các ông chủ ngân hàng như thế nào mà có thể thu xếp được những khoản tiền lớn hơn nhiều lần so với vốn tự có để mang đi đầu tư như vậy?

Nguyên Ngọc