|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Con trai Chủ tịch Nam Long muốn thoái bớt 1,6 triệu cổ phiếu NLG, giảm tỉ lệ sở hữu tại công ty

14:31 | 14/08/2019
Chia sẻ
Nếu giao dịch này thành công, ông Nguyễn Nam dự kiến thu về khoảng 51 tỉ đồng, giảm tỉ lệ sở hữu tại Nam Long từ 1,25% còn 0,58% vốn điều lệ.

Ông Nguyễn Nam, con trai ông Nguyễn Xuân Quang – Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Đầu tư Nam Long (mã: NLG) vừa công bố thông tin muốn thoái bớt vốn tại công ty. Cụ thể, ông Nam đăng kí bán 1,6 triệu cổ phiếu NLG nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.

Dự kiến giao dịch diễn ra trong thời gian từ ngày 15/8 đến ngày 13/9 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Nếu giao dịch này thành công, ông Nguyễn Nam sẽ giảm số cổ phần NLG đang nắm giữ từ 3 triệu cổ phiếu, tương đương 1,25% vốn điều lệ xuống 1,4 triệu cổ phiếu, tương ứng 0,58%.

Được biết, ông Nguyễn Xuân Quang là cổ đông lớn nhất của Đầu tư Nam Long, sở hữu 32,15 triệu cổ phiếu NLG, tương ứng 14,03% vốn cổ phần.

Trong 6 tháng gần đây, giá cổ phiếu NLG giao dịch tích cực, tăng 19,2%. Tạm dừng phiên sáng 14/8, giá cổ phiếu dừng ở mốc 32.000 đồng/cp. Dự kiến ông Nguyễn Nam thu về hơn 51 tỉ đồng.

nlg

Diễn biến giá cổ phiếu NLG trong 6 tháng. Nguồn: VnDirect

Diễn biến gần đây, HĐQT Nam Long đã thông qua việc triển khai thực hiện phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2018. Theo đó, trong quý III/2019, công ty dự kiến phát hành 18,87 triệu cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ phát hành 8,23%. Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018

Trước đó, quỹ đầu tư Pyn Elite Fund (Non - Ucits) cho biết đã bán ra 1 triệu cổ phiếu NLG vào ngày 29/7 theo hình thức bán cổ phiếu qua sàn, ước tính thu về 30 tỉ đồng sau giao dịch. Như vậy, Pyn Elite Fund giảm tỉ lệ sở hữu từ 6,2% xuống còn 5,76%, tương ứng với 13,2 triệu cổ phiếu.

Bảo Trâm

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.