|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thực phẩm Sao Ta chào bán hơn 8 triệu cp cho cổ đông với giá 25.000 đồng/cp

11:02 | 14/08/2019
Chia sẻ
Nếu chào bán thành công hơn 8 triệu cổ phiếu này, Sao Ta dự kiến thu về 201 tỉ đồng.

Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Mã: FMC) cho biết, sẽ chào bán cho cổ đông hiện hữu hơn 8 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ thực hiện 20% (1 cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được hưởng 1 quyền mua, cứ 100 quyền mua được mua 20 cổ phiếu mới).

Giá chào bán dự kiến là 25.000 đồng/cp, theo đó nếu chào bán thành công, số tiền công ty thu về là 201 tỉ đồng. 

Kết thúc phiên 13/8, giá cổ phiếu 31.000 đồng/cp, cao hơn giá chào bán 24% với khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 77.000 cp/ngày.

Được biết, tại cuộc họp đại hội đồng thường niên vừa qua, Sao Ta đã thông qua phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để huy động vốn cho hoạt động kinh doanh và đầu tư phát triển. 

Việc huy động vốn sẽ giúp doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào vay ngân hàng mà vẫn đảm bảo nguồn vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh. Theo đó, toàn bộ số tiền thu về được phân bổ cho mua nguyên vật liệu và mở rộng diện tích nuôi tôm.

FMC cũng thực hiện phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động với khối lượng 804.000 cổ phiếu, tỷ lệ 2%.

Nếu thực hiện thành công cả 2 phương án trên, vốn điều lệ của Sao Ta sẽ được nâng từ 402 tỉ đồng lên 490 tỉ đồng, tương ứng tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết và lưu hành 49 triệu cổ phiếu.

6 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu thuần 1.629 tỉ đồng, giảm 7%. Lãi sau thuế 91,8 tỉ đồng, tăng 51,5% và bằng 51% kế hoạch năm.

Tại thời điểm 30/6/2019, tổng tài sản của Sao Ta đạt 1.511 tỉ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho giảm từ 837 tỉ đồng xuống 699 tỉ đồng; khoản phải thu đạt 353 tỉ đồng, tăng 22%.

Cũng tinh đến hết 30/6, tổng diện tích nuôi tôm của Sao Ta đạt 200 ha (250 ao), đáp ứng 10% nhu cầu tôm nguyên liệu, còn lại phải thu mua của nông dân. 

Để giảm sự phụ thuộc trên, Sao Ta dự kiến dùng 100 tỉ đồng để đẩy mạnh phát triển vùng nuôi sẵn có dự kiến lên 400 ha năm 2020 và gấp đôi vào năm 2025. Tỷ lệ tự cung ứng nguyên liệu lên 30% trong năm 2025.

TH

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.