Còn nhiều rào cản trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
Đề xuất không kiểm dịch động vật với nhóm hàng sữa bột nhập khẩu |
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, dòng hàng gia công về Việt Nam rất lớn.
Trong khi đó, doanh nghiệp gia công mặt hàng thủy sản Việt Nam chưa nhiều. Đối với nông sản nói chung và thủy sản nói riêng, các dòng hàng của nhà buôn lớn đang chuyển về Việt Nam rất nhiều và đó là cơ hội.
Thông tin này được ông Nam chia sẻ tại Hội thảo “Rà soát, đánh giá chất lượng các quy định về điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: Vấn đề kiểm dịch động vật sản phẩm động vật và kiến nghị chính sách”.
Hội thảo “Rà soát, đánh giá chất lượng các quy định về điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: Vấn đề kiểm dịch động vật sản phẩm động vật và kiến nghị chính sách” |
“Đối với các ngành khác ảnh hưởng đến môi trường nhưng chúng tôi đánh giá đây là cơ hội. Nhiều nhà buôn lớn trên thế giới đã sơ chế một số công đoạn như cắt đầu, bỏ ruột, thậm chí là cắt khúc rồi mới chuyển sang Việt Nam thực hiện công đoạn cắt thịt. Mặc dù chỉ là công đoạn nhỏ nhưng giá trị mang lại rất lớn khi hiện nay các nước chuyển từ gia công ở Trung Quốc sang Việt Nam”, ông Nam trình bày.
Tuy nhiên, ông Nam cho rằng nếu thực hiện kiểm tra chuyên ngành, kiểm dịch động vật theo các cũ thì đó sẽ là nút thắt đối với cơ hội này. Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản dẫn chứng, có những nhà buôn phải vận chuyển hàng qua nhiều quốc gia mới có chứng chỉ an toàn thực phẩm để về Việt Nam.
Chẳng hạn một lô hàng thủy sản khai thác ở Na Uy phải đi qua Nhật Bản để có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm vì ở Na Uy không cấp loại giấy này, rồi sau đó mới được chuyển về Việt Nam.
"Chi phí phát sinh cực lớn, khiến cơ hội từ việc gia công thủy sản bị thắt chặt. Vì vậy, có thể nói những quy định kiểm tra chuyên ngành hiện nay chưa có tính mở", ông Nam nói.
Đối với mặt hàng sữa, bà Đào Hồng Dịu, đại diện Tiểu ban Thực phẩm và Đồ uống Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam, cho hay sản phẩm sữa nhập khẩu đã qua chế biến của các doanh nghiệp phải trải qua 2 quy trình kiểm tra: Quy trình kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm (thẩm quyền Bộ Công Thương và Bộ Y tế) và quy trình kiểm dịch (thầm quyền thuộc Cục Thú y).
Thời giản chờ kiểm dịch kéo dài tới 1 - 2 tuần, tốn kém nhiều triệu đồng mỗi ngày, lãng phí hàng trăm tỉ đồng và ảnh hưởng tới chất lượng, đặc biệt là các mặt hàng có hạn sử dụng ngắn như sữa chua, sữa thanh trùng.Trong quá trình kiểm tra phải lấy 5 mẫu, như vậy giá tiền kiểm nghiệm bị đội lên 5 lần.
"Theo tinh thần Nghị quyết 19 năm 2018 của Thủ tướng là làm sao cải thiện môi trường kinh doanh tránh tình trạng hai cơ quan cùng kiểm tra một lô hàng. Như thế những quy định kiểm tra thú y hiện tại đi ngược với tinh thần này", bà Dịu chia sẻ.
Ông Nguyễn Hồng Uy, đại diện Tiểu ban thực phẩm dinh dưỡng Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), cho hay hiện tất cả các sản phẩm thực phẩm có chứa sản phẩm có nguồn gốc từ động vật nhập khẩu vào Việt Nam, mặc dù đã có giấy chứng nhận y tế của nước xuất khẩu, đều phải kiểm dịch 100% thì mới được thông quan.
Với quy định này, một cái bánh hay 1 gói cà phê sữa trong thành phần có vài giọt sữa hay sản phẩm dinh dưỡng y tế vốn dĩ cực kỳ an toàn vì đã qua xử lý nhiệt thành phần chỉ có chứa một lượng nhỏ đạm chiếm xuất từ sữa vẫn phải kiểm dịch động vật.
Hơn nữa, việc kiểm dịch động vật các sản phẩm đã qua chế biến chỉ là kiểm tra một vài vi sinh vật như Enterbacteria hay Salmonella.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Nguyên cục trưởng Cục Giám sát quản lý (Tổng cục Hải Quan) nhận định: "Những bất cập trong lĩnh vực kiểm dịch thú y ở đây đó là phạm vi quá rộng, thủ tục quá phức tạp, chi phí quá cao".
Ông Bình kiến nghị căn cứ vào mức độ rủi ro để áp dụng phương thức, phạm vi, mức độ, địa điểm kinh doanh. Cụ thể, phân thành 3 loại tương ứng 3 mức độ nguy cơ gồm: nguy cơ cao sẽ kiểm tra hồ sơ, lấy mẫu kiểm tra từng lô hàng.
Đối với các sản phẩm có nguy cơ trung bình sẽ kiểm tra hồ sơ, lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên và theo tần xuất.
Đối với các sản phẩm có nguy cơ thấp chỉ kiểm tra hồ sơ.
Xem thêm |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/