Hiện, cổ phiếu VIC của Vingroup nằm trong danh mục của hầu hết các quĩ có qui mô lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam như VEIL, VNM ETF, FTSE ETF, iShares MSCI Frontier 100 ETF.
Thống kê tuần 19 – 23/8, khối ngoại và bộ phận tự doanh CTCK cùng mua ròng với giá trị lần lượt 553 tỉ đồng và 21 tỉ đồng. Giao dịch mua của khối ngoại tập trung cổ phiếu VIC, trong khi 'xả' mạnh mã VJC.
Theo ước tính, giá hòa vốn của các chứng quyền trong đợt phát hành thêm của Chứng khoán KIS đều ở mức khá cao, dẫn đến tình trạng "ế ẩm" trong việc phân phối.
Với 4 mã chứng quyền do Chứng khoán KIS phát hành thêm, trên thị trường sẽ có tổng cộng 20 mã chứng quyền, dựa trên các cổ phiếu FPT, HPG, MBB, MSN, MWG, PNJ, VIC, VNM và VRE.
Trong tháng 7, hai cổ phiếu chiếm tỉ trọng lớn nhất danh mục của quỹ VEIL là MWG và VHM tăng giá lần lượt 12,78% và 8,89%. Sự tăng giá của hai cổ phiếu này tác động tích cực đến hiệu suất của quỹ, trong khi mã KDH của Nhà Khang Điền trở thành 'tội đồ', kéo tụt hiệu suất của quỹ này.
Thị trường chứng khoán phiên 8/8, các chỉ số tăng điểm nhờ sự dẫn dắt của cổ phiếu "họ Vingroup". Nhóm cảng biển bùng nổ với hàng loạt mã tăng trần như PHP, VSC, TCL, DVP, HAH.
Theo đánh giá của Tundra Vietnam Fund, tỉ lệ tăng trưởng 4,7% của quỹ thấp hơn so với tham chiếu FTSE Vietnam TR (6,7%) do tỉ trọng thấp của cổ phiếu 'họ Vingroup' trong danh mục.
Thị trường chứng khoán phiên cuối tháng 7, sự phân hóa diễn ra tại hầu hết các nhóm cổ phiếu sau khi các doanh nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh quí II/2019.
Bản tin chứng khoán - doanh nghiệp hôm nay có những tin nổi bật là Loạt đại gia hào hứng bên chiếc VinFast Lux SA2.0: ‘Hơn cả một chiếc xe!’; Bàn giao xe VinFast Lux SA2.0, cổ phiếu VIC lập đỉnh giá mới, vốn hóa VinGroup tăng gần 7.700 tỉ đồng...
Nếu chỉ áp dụng mỗi biện pháp đánh thuế thì sẽ khó hiệu quả ngăn chặn việc thao túng giá bất động sản mà ngược lại còn có tác dụng tiêu cực nếu chính sách tiền tệ và tài khóa đi theo xu hướng ngược lại là hỗ trợ tăng trưởng.